Tăng cường phối hợp công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai

09:27 | 11/05/2018
Nhằm tăng cường sự phối hợp trong công tác phòng, chống thiên tai trong ngành giáo dục; Nâng cao nhận thức, năng lực và sự chủ động của cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên, học viên trong công tác phòng chống thiên tai...Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với Bộ Giáo dục và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức lễ ký kết phối hợp công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai năm 2018.
tang cuong phoi hop cong tac phong chong va giam nhe thien tai Thủ tướng làm việc với 6 tỉnh phía Bắc
tang cuong phoi hop cong tac phong chong va giam nhe thien tai Thiết thực các hoạt động hỗ trợ người dân khu vực bị ảnh hưởng do thiên tai
tang cuong phoi hop cong tac phong chong va giam nhe thien tai Sẽ có 5 - 6 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam năm 2018

Chương trình phối hợp công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai năm 2018 giữa 2 Bộ gồm có 2 nội dung chính là: Các hoạt động chuẩn bị, phòng ngừa thiên tai; Các hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Qua chương trình phối hợp sẽ góp phần hạn chế tối đa sự gián đoạn các hoạt động dạy - học khi thiên tai xảy ra; xây dựng cộng đồng an toàn hơn trước thiên tai; giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản, môi trường, giảm thiểu các rủi ro về đuối nước và phát triển bền vững, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

tang cuong phoi hop cong tac phong chong va giam nhe thien tai
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng nhau ký kết chương trình phối hợp phòng chồng và giảm nhẹ thiên tai

Nhận định về tầm quan trọng của chương trình phối hợp công tác, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết: Việt Nam là đất nước nằm ở vùng chịu tổn thương thiên tai rất lớn, nhất là trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong những năm gần đây. Vì vậy, phương châm chủ động ứng phó, phòng chống, thích ứng với biến đổi khí hậu và thiên tai là một trong những nhiệm vụ xuyên suốt lâu dài.

Giáo dục và Đào tạo là lĩnh vực lớn với hơn 25 triệu thầy cô giáo, học sinh, sinh viên trong tổng số 93 triệu dân, là đối tượng cần cung cấp những kiến thức về biến đổi khí hậu, về thích ứng với tình hình thiên tai. Đây cũng là khu vực có cơ sở vật chất rất lớn với hơn 42.000 trường học của 5 cấp học trải khắp đất nước; khi thiên tai đến thì đây cũng là khu vực chịu tổ thương rất lớn về cơ sở vật chất.

Để nâng cao nhận thức cộng đồng thì không con đường nào tốt hơn là qua những chương trình giáo dục, vì nó vừa có tác dụng nâng cao nhận thức, vừa có tác động lan tỏa đến cộng đồng. Tiếng nói của thầy cô giáo, tiếng nói của các học sinh, sinh viên đến với thành viên gia đình là nhanh nhất và hiệu quả nhất.

“Xuất phát từ những lý do đó, hai Bộ đã quyết định kí chương trình phối hợp, trên cơ sở đó để các cơ quan chức năng của hai bên thể chế hóa thành những chương trình cụ thể, nâng cao khả năng thích ứng, nâng cao khả năng cộng đồng, chung tay để ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu một cách chủ động, hiệu quả nhằm giảm thiểu thiệt hại và góp phần thúc đẩy nền kinh tế” - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cương chia sẻ.

Tại lễ kí kết, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đánh giá cao việc cần thiết phải nâng cao nhận thức của thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh phổ thông, đối với các hiểu biết về biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đỗ Đạt

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này