Học tập Bác về phong cách làm việc

20:35 | 10/05/2018
Phong cách làm việc và phong cách lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh mang đậm dấu ấn riêng của Người, gắn liền với tư tưởng, đạo đức, lối sống, mục đích sống của Người; vừa dân tộc, vừa hiện đại, vừa khoa học; vừa cách mạng, vừa cao cả, vừa thiết thực; thể hiện trong mọi lĩnh vực sống và hoạt động của Người, tạo thành một chỉnh thế nhất quán, có giá trị khoa học, đạo đức, thẩm mỹ, là tấm gương sáng cho mọi thế hệ người Việt Nam học tập và làm theo  
chu tich ho chi minh che do ta la che do dan chu tu tuong phai duoc tu do Ý nghĩa Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
chu tich ho chi minh che do ta la che do dan chu tu tuong phai duoc tu do Triển khai quy tắc ứng xử của cán bộ viên chức và quy tắc ứng xử nơi công cộng

Khi còn nhỏ, Hồ Chí Minh đã sớm định hình một phong cách nền nếp, ngăn nắp, cần mẫn. Những năm tháng bôn ba nước ngoài, lăn lộn với cuộc sống của người lao động, hòa mình trong phong trào công nhân, đã hình thành ở Người một phong cách làm việc khoa học, quý trọng thời gian và sắp xếp công việc hằng ngày một cách cụ thể, hợp lý.

chu tich ho chi minh che do ta la che do dan chu tu tuong phai duoc tu do
Ảnh tư liệu

Những trải nghiệm cùng với những tác động và ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa phương Đông và phương Tây mà Người đã tiếp nhận trong những năm tháng hoạt động cách mạng đã hình thành ở Chủ tịch Hồ Chí Minh một phong cách làm việc, phong cách lãnh đạo đặc trưng của Người, được thể hiện đậm nét và sâu sắc trong cách giải quyết công việc hàng ngày trên cương vị là người đứng đầu Đảng và Nhà nước sau này.

Có thể nói một cách khái quát về phong cách làm việc Hồ Chí Minh, đó là lề lối, cung cách, cách thức làm việc dân chủ, quần chúng, khoa học, nêu gương, thể hiện trong hoạt động lãnh đạo của Người với những đặc điểm quan trọng như: Phong cách dân chủ, quyết đoán, sâu sát, khéo dùng người, trọng dụng người tài, cách mạng, khoa học, năng động và sáng tạo.

Phong cách làm việc Hồ Chính Minh là những bài học quý báu đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang tích cực triển khai thực hiện nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 30/10/2016 của Ban chấp hành Trung ương “về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa trong nội bộ” gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của đội ngũ cán bộ. Người coi “Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy” và đi đến kết luận: “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Vì thế, Người rất quan tâm đến xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, trong đó có xây dựng, rèn luyện phong cách công tác.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, phong cách dân chủ hay “cách làm việc dân chủ” là phong cách hàng đầu mà người cán bộ cần phải có. Người chỉ rõ: “Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản của các cơ quan Nhà nước tring chế độ ta” và “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do”.

Vì thế, không khí dân chủ thực sự trong nội bộ phải được tạo ra bằng cách thành tâm lắng nghe và khơi gợi cho cán bộ, đảng viên, quần chúng, cấp dưới mới hăng hái đề ra sáng kiến, “học hỏi sáng kiến của quần chúng để lãnh đạo quần chúng”. Những sáng kiến đó được coi trọng, được khen ngợi thì những người có sáng kiến càng thêm hăng hái làm việc. Phong cách dân chủ của người cán bộ không chỉ khơi nguồn sáng tạo, phát huy tinh thần làm việc, cống hiến của cấp dưới và quần chúng nhân dân, mà còn làm cho tổ chức, cơ quan, đoàn thể thêm gắn bó.

P.V

(Theo tài liệu của Ban tuyên giáo Trung ương)

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này