Nên giảm thời gian tăng hệ số lương cho lao động nữ

11:30 | 27/04/2018
 Người lao động lại tiếp tục xôn xao về đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu mà Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đưa ra.  
nen giam thoi gian tang he so luong cho lao dong nu Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu nam lên 62, nữ lên 60 tuổi
nen giam thoi gian tang he so luong cho lao dong nu Tăng tuổi nghỉ hưu: Không đơn thuần vì sợ hụt quỹ lương?
nen giam thoi gian tang he so luong cho lao dong nu Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu: Nên tính tới đặc thù nghề nghiệp

Theo đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất hai phương án tăng tuổi nghỉ hưu. Trong đó, phương án 1 là nâng tuổi nghỉ hưu của lao động nữ lên 60 và nam lên 62, nhưng lộ trình mỗi năm chỉ nâng thêm 3 tháng; Phương án 2 là nữ nghỉ hưu ở tuổi 60, nam 65, lộ trình mỗi năm điều chỉnh nâng thêm 4 tháng.

nen giam thoi gian tang he so luong cho lao dong nu
Theo quy định hiện hành, nữ 55 tuổi về hưu. Và kể cả đề xuất nâng tuổi nghĩ hưu nữ lên 60 thì nên chăng để công bằng phải tính lại thời gian tăng hệ số lương cho lao động nữ theo hướng cứ 2,5 năm tăng lương một lần thay vì như hiện nay 3 năm tăng một lần như với lao động nam (ảnh mang tính minh họa)

Ở phạm trù bài viết này chưa bàn đến vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu theo phương án nào là hợp lý mà chỉ bàn đến khía cạnh công bằng trong cách tính lương, nói đúng hơn thời điểm tăng lương (hệ số lương) giữa nam và nữ.

Theo quy định hiện hành, đối với lao động (nam, nữ) tốt nghiệp đại học làm việc trong các cơ quan, thời hạn 3 năm sẽ tăng lương một lần. Tuy nhiên, Bộ Luật Lao động lại quy định đối với nam tuổi về hưu là 60, nữ tuổi về hưu 55 (trừ những đối tượng công tác trong ngành công an, quân đội), quy định này vô tình làm cho lao động nữ bị thiệt trong cách tính lương. Ví dụ, cùng ký hợp đồng lao động, cùng thuộc diện biên chế trong một thời điểm như nhau, nhưng khi đến 55 tuổi lao động nữ phải về hưu, còn lao động nam đến 60 tuổi mới về. Xét theo thời gian tăng lương, lao động nữ bị thiệt 2 bậc so với lao động nam.

Đấy là chưa kể đến những lĩnh vực đặc thù như ngành Y, thì lao động nữ còn thiệt hơn. Ví dụ, một sinh viên y khoa phải mất 6-7 năm mới tốt nghiệp (trong khi các trường đào tạo hệ cử nhân chỉ 4 năm), sau đó nếu muốn có cơ hội làm việc tại các bệnh viện lớn phải trải qua 3 năm học bác sĩ nội trú. Tính ra, để được cầm trên tay hợp đồng lao động, bác sĩ nữ khi đó đã gần đến tuổi “băm”. Trong khi theo luật hiện hành, bác sĩ nữ vẫn nghỉ hưu ở tuổi 55. Thời gian đóng bảo hiểm có lẽ không nhiều, nên khi về hưu càng thiệt.

Bởi thế, một số ý kiến cho rằng, để nam, nữ thực sự bình đẳng và quan trọng hơn để lao động nữ không bị thiệt trong cách tính tuổi nghỉ hưu, trước khi đề cập đến hai phương án tăng tuổi nghỉ hưu, các Bộ LĐTBXH, Nội vụ, Tài chính cần tham mưu cho Chính phủ về việc tính thời điểm tăng lương theo hướng: Giữ nguyên thời điểm tăng hệ số lương với lao động nam là 3 năm, còn nữ giảm xuống 2,5 năm (nghĩa là đối với lao động nữ cứ 2,5 năm tăng lương một lần), có như thế thì lao động nữ mới không bị thiệt.

Và nếu điều chỉnh theo cách này, thì phương án tối ưu nhất lao động nữ 58 tuổi nghỉ hưu (trừ trường hợp đặc thù như chuyên gia, nhà khoa học…

Lê Hà

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này