Xóa nghèo bền vững vẫn còn là thách thức

09:31 | 24/04/2018
 Đánh giá về công tác xóa đói, giảm nghèo tại Phiên họp toàn thể thứ Tám của Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội ngày 23/3, Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Đào Ngọc Dung cho biết:
xoa ngheo ben vung van con la thac thuc Đồng bộ các giải pháp xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo
xoa ngheo ben vung van con la thac thuc Thực hiện hiệu quả các chương trình hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo
xoa ngheo ben vung van con la thac thuc Việt Nam kêu gọi LHQ hỗ trợ thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo

Năm 2017, 3 chỉ tiêu do Quốc hội, Chính phủ giao liên quan đến lĩnh vực quản lý của Bộ gồm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị, tỷ lệ lao động qua đào tạo và tỷ lệ hộ nghèo đều được hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch. Đặc biệt, các lĩnh vực của ngành có nhiều chuyển biến rất tích cực so với năm 2016: Lần đầu tiên đã đưa trên 134 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp đạt kết quả cao nhất từ trước đến nay; an sinh xã hội được bảo đảm; giảm nghèo đi vào thực chất với các hoạt động thiết thực…3 tháng đầu năm nay, các chỉ tiêu của ngành đều đạt kết quả khả quan.

xoa ngheo ben vung van con la thac thuc
Toàn cảnh phiên họp (ảnh N.K)

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thừa nhận, việc làm cho thanh niên, sinh viên mới ra trường vẫn còn khó khăn; tỷ lệ lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bỏ hợp đồng trốn ra ngoài cư trú và làm việc bất hợp pháp tuy có giảm nhưng vẫn còn cao, nhất là tại các thị trường Hàn Quốc, Đài Loan… Đời sống một bộ phận nhân dân, nhất là đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ còn nhiều khó khăn. Ở nhiều địa phương còn xảy ra tình trạng xâm hại trẻ em có tính chất nghiêm trọng, kể cả trong môi trường học đường, trong gia đình, gây nhiều bức xúc trong cộng đồng, ảnh hưởng đến tâm lý của người dân và nghiêm trọng hơn là đến sự phát triển của trẻ em. “Đây là những vấn đề liên quan đến công tác quản lý Nhà nước của mình. Vì vậy, bộ sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để làm tốt hơn nữa trong thời gian tới”- Bộ trưởng dung nhấn mạnh.

Góp ý kiến tại phiên họp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi cho biết: Vừa qua, khi bàn về vấn đề giám sát của Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các cơ quan của Quốc hội đều đề xuất nội dung giám sát liên quan đến giảm nghèo đa chiều. Song việc rà soát các văn bản, các chính sách liên quan đến giảm nghèo để tích hợp chính sách vẫn rất chậm chạp. Do đó, Bộ LĐTBXH, Chính phủ cần thúc đẩy quá trình này, bảo đảm sự vận hành của hệ thống chính sách giảm nghèo hướng tới mục tiêu giảm nghèo đa chiều. Bên cạnh đó, một số ý kiến tại Phiên họp cũng chỉ rõ, hiện nay, Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững đã được ban hành nhưng các mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ cụ thể về giảm nghèo, bảo trợ xã hội, người cao tuổi, người khuyết tật, bình đẳng giới chưa được cụ thể hóa trong kế hoạch của ngành LĐTBXH. Đặc biệt, cũng chưa thấy có giải pháp khắc phục hiệu quả tình trạng đối phó trong công tác lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng pháp luật, trong xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội…

Vì vậy, để giảm nghèo bền vững, các đại biểu cho rằng bộ cần tham mưu Chính phủ thực hiện tốt 3 nội dung: Xóa nghèo cho đồng bào dân tộc gắn với ổn định sản xuất; xóa nghèo cho nông thông bằng đào tạo nghề gắn với chuyển đổi co cấu kinh tế nông nghiệp và đồng thời có giải pháp về cung cầu lao động để sinh viên ra trường không bị thất nghiệp nhiều.

H.Phạm- N.Doăng

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này