Kiểm soát thu nhập cá nhân: Vẫn chưa có phương án tối ưu

11:22 | 12/04/2018
Theo tin từ Văn phòng Quốc hội, sáng 11/4, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu,  Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) thảo luận với dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).
kiem soat thu nhap ca nhan van chua co phuong an toi uu Quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp và Thuế Thu nhập cá nhân: Những điều cần lưu ý
kiem soat thu nhap ca nhan van chua co phuong an toi uu Để lộ mã số thuế cá nhân có thể bị truy thu thuế oan

Liên quan đến nội dung quản lý thu nhập đối với cán bộ, trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, Chính phủ đề xuất 2 phương án.

kiem soat thu nhap ca nhan van chua co phuong an toi uu
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chung Lưu điều hành phiên thảo luận

Cụ thể: Phương án 1 là giao Thanh tra Chính phủ kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai hưởng phụ cấp chức vụ từ 0,9 trở lên công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương và địa phương, người có nghĩa vụ kê khai thuộc thẩm quyền quản lý của mình.

Thanh tra bộ hoặc đơn vị phụ trách công tác tổ chức, cán bộ tại cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương nơi không có cơ quan thanh tra kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại bộ, cơ quan ngang bộ hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

Phương án 2 là giao cho Thanh tra Chính phủ kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai hưởng phụ cấp chức vụ từ 0,9 trở lên công tác tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, chính quyền địa phương. Song, Toàn án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Văn phòng Chủ tịch Nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội sẽ kiểm soát tài sản, thu nhập của những người có nghĩa vụ kê khai công tác tại ngành hoặc cơ quan, tổ chức này.

Ban Công tác đại biểu thuộc UBTVQH sẽ kiểm soát tài sản, thu nhập của đại biểu Quốc hội chuyên trách. Tuy nhiên, Chính phủ lựa chọn phương án một, để qua đó hình thành theo hướng tập trung hệ thống cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập với tổng số 120 đầu mối trên phạm vi toàn quốc, do Thanh tra Chính phủ là đầu mối quản lý, hướng dẫn thực hiện.

Về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho biết, Ủy ban Pháp luật đã họp để thảo luận dự án Luật, và đa số ý kiến trong Ủy ban không đồng ý với cả hai phương án được đưa ra. Bởi lẽ, nếu giao cho cơ quan chuyên trách kiểm soát tài sản thu nhập như phương án 1 sẽ làm cơ quan này quá tải công việc.

Phương án này cũng có hạn chế là cơ quan thanh tra thuộc khối hành chính mà thanh tra cả QH, Tòa án, Viện kiểm sát, nên thủ tục, trình tự xử lý sẽ phức tạp, thi hành khó khăn, mất nhiều thời gian. Trong khi đó, phương án 2 cũng có nguy cơ tạo ra tình trạng không đồng bộ, khi cùng một chức danh, phụ cấp ngang nhau, lại giao cho nhiều đầu mối kiểm soát.

Còn Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, giao cơ quan nào tiến hành kiểm soát thu nhập, tài sản không có vai trò quyết định đến ngăn ngừa nguy cơ tham nhũng, mà quan trọng ở công tác xác minh tài sản, thu nhập với các cá nhân được bổ nhiệm, tái bổ nhiệm, hay với ứng cử viên bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND thế nào mới quan trọng. Ngoài ra các đại biểu cũng nêu vấn đề với ban soạn thảo cần làm rõ cấp nào phải kê khai thu nhập và ai là cơ quan quản lý, giám sát thu nhập của lãnh đạo.

N.Doăng - H.P

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này