Tốc độ mạng 4G của Việt Nam cao gấp 3,5 đến 4,5 lần so với 3G

08:56 | 07/04/2018
Đó là một trong những thông tin được chia sẻ tại Hội thảo Quốc tế 4G LTE 2017, dưới sự chủ trì của Bộ Thông tin và Truyền thông, do Hiệp hội Internet Việt Nam phối hợp với Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG Việt Nam vừa khai mạc vào sáng nay, 6/4 tại Hà Nội.
toc do mang 4g cua viet nam cao gap 35 den 45 lan so voi 3g Tốc độ mạng 4G tại Việt Nam nhanh hơn cả Mỹ
toc do mang 4g cua viet nam cao gap 35 den 45 lan so voi 3g Cách dùng Google Maps trong thành phố không tốn 3G!
toc do mang 4g cua viet nam cao gap 35 den 45 lan so voi 3g 4G, 5G là nền tảng để Việt Nam thực hiện kinh tế số

Năm 2017, hạ tầng kỹ thuật 4G LTE tại Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ. Theo một kết quả khảo sát đã được công bố thì tỉ lệ phủ sóng 4G tại Việt Nam lên đến 71,26% diện tích lãnh thổ. Về tốc độ mạng cũng đã có nhiều cải thiện đáng kể, đạt mức 21,49 Mbps, đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á, sau Singapore.

Theo Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và truyền thông, thì trong năm 2017, tốc độ tải dữ liệu trung bình hướng xuống của mạng 4G tại Việt Nam là 35 - 37 Mbit/s (cao gấp 3,5 đến 4,5 lần so với tốc độ trung bình của 3G hiện tại); góp phần nâng tổng dung lượng Internet di động đi quốc tế đạt 5,4Gb/s, (tăng 1,5 lần so với năm 2016). Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia thì tiềm năng thị trường 4G tại Việt Nam còn rất lớn, thể hiện qua một vài số liệu thống kê như có tới 76,4 triệu thuê bao 2G hoặc 41,5 triệu thuê bao 3G có thể chuyển đổi thành thuê bao 4G…

Cũng theo đánh giá của các chuyên gia, sự lớn mạnh nhanh chóng của hạ tầng mạng 4G LTE trong năm qua cũng như tiềm năng của thị trường 4G LTE trong một vài năm tới đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nhiều hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng 4.0 phát triển mạnh mẽ như: thanh toán và thương mại điện tử, các ứng dụng phát triển thành phố thông minh, tự động hóa, máy hóa, ảo hóa, dịch vụ nội dung số, dịch vụ truyền hình, nghe nhìn trực tuyến…

Tuy nhiên, làm thế nào để tận dụng được các điều kiện thuận lợi mà hạ tầng mạng 4G LTE đem lại là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường số như vậy?

Trong bối cảnh đó, Hội thảo Quốc tế Công nghệ 4G LTE 2017 với chủ đề: “Thúc đẩy phát triển nền kinh tế số trên nền tảng băng thông rộng: Tầm nhìn và giải pháp công nghệ” đã giúp các đại biểu trong nước và quốc tế tham dự cùng thảo luận những cơ hội, thách thức trong việc nắm bắt các xu hướng kết nối của mạng 4G LTE trong một vài năm tới, cập nhật các xu hướng kinh doanh trong môi trường số, từ đó, giúp các doanh nghiệp có thể xây dựng lộ trình phát triển các sản phẩm/dịch vụ của mình.

Đặc biệt, trong hội thảo năm nay, lần đầu tiên việc xây dựng chiến lược, chính sách phát triển mạng 5G tại Việt Nam được bàn thảo. Lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước và lãnh đạo các doanh nghiệp công nghệ thông tin, viễn thông sẽ cùng nhau thảo luận để đưa ra những nhận định, góp ý cho việc quy hoạch, phát triển mạng 5G trong một vài năm tới.

toc do mang 4g cua viet nam cao gap 35 den 45 lan so voi 3g
Ông Phạm Hồng Hải - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu khai mạc Hội thảo.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Phạm Hồng Hải - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhận định cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với sự hội tụ của các công nghệ tiên tiến trong các lĩnh vực số hóa, vật lý và sinh học tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nền kinh tế số, tạo ra những khả năng hoàn toàn mới trong sản xuất và kinh doanh, tác động sâu sắc tới nền kinh tế.

Theo ông Phạm Hồng Hải, quan điểm chỉ đạo của Chính phủ Việt Nam là tập trung xây dựng, phát triển nền kinh tế số và công nghiệp thông minh, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi của tái cấu trúc nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh quốc gia.

Năm 2017, các nhà mạng lớn của Việt Nam đã đầu tư phát triển mạnh mẽ cơ sở hạ tầng phục vụ cho dịch vụ viễn thông 4G, trong tương lai gần là dịch vụ 5G, sự phát triển của các công nghệ này sẽ đặt ra những yêu cầu về kết nối dữ liệu siêu rộng với tốc độ dữ liệu siêu cao, nhu cầu kết nối IoT với số lượng truy cập lớn.

“Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực CNTT-TT, Bộ TT&TT sẽ luôn luôn đồng hành cùng các tổ chức, doanh nghiệp trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, trong việc phát triến và ứng dụng các dịch vụ, công nghệ tiên tiến vì sự phát triến chung của ngành, của các doanh nghiêp cũng như cả nền kinh tế, lợi ích quốc gia” - ông Phạm Hồng Hải cho hay.

Trong bài phát biểu chào mừng của mình tại Hội thảo Quốc gia về 4G/5G vừa diễn ra cuối tuần qua, ông Jim Cathey - Phó Chủ tịch cấp cao và Chủ tịch Qualcomm Technologies khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ đã khẳng định, Việt Nam là một thị trường chiến lược và là một đối tác quan trọng của Qualcomm.

Với số lượng thiết bị kết nối di động ngày càng cao gần bằng dân số quốc gia, chúng ta có thể thấy rõ một điều rằng - Việt Nam là một đất nước đề cao tính kết nối trong cộng đồng. Việt Nam đã có tín hiệu đáng mừng về tốc độ phát triển kết nối nhanh chóng, cơ sở hạ tầng cũng như danh tiếng trong ngành công nghiệp. Trong 10 năm qua, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong công nghệ không dây. Chỉ trong vòng 18 tháng ngay sau khi triển khai, 4G đã nhanh chóng phủ sóng rộng rãi đến 95% dân số cả nước.

Đồng thời, Việt Nam cũng có mặt trên sân chơi quốc tế với vị thế là trung tâm sản xuất và thiết kế các thiết bị di động. Đây là những thành tựu đáng kinh ngạc và là niềm tự hào của quốc gia. Qualcomm sẵn sàng đồng hành cùng Việt Nam để góp phần hỗ trợ và phát triển ngành công nghiệp.

Còn theo nhận định của ông Thiều Phương Nam, Tổng giám đốc Qualcomm tại Việt Nam, Lào, Cambodia thì “cuối năm 2019 tới đây, trên thế giới, mạng 5G sẽ chính thức được thương mại hóa, vì vậy đây chính là thời điểm thích hợp để Việt Nam bàn bạc, xây dựng chiến lược phát triển 5G”.

Với những nội dung quan trọng trên, hội thảo sẽ bao gồm 01 phiên báo cáo chính và 02 phiên thảo luận chuyên đề. Phiên báo cáo chính trong buổi sáng có chủ đề “Thúc đẩy phát triển nền kinh tế số trên nền tảng băng thông rộng: Tầm nhìn và giải pháp công nghệ” đã tập trung chia sẻ thông tin về bước tiến phát triển trong công nghệ di động do ông Mantosh Malhotra, Phó chủ tịch phụ trách Qualcomm Đông Nam Á; Xây dựng quy hoạch băng tần 700 MHz cho phát triển dịch vụ thông tin di động băng rộng do ông Đoàn Quang Hoan, Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ Thông tin và Truyền thông trình bày…

Cuối phiên Báo cáo chính trong buổi sáng nay, 6/4 là chương trình Tọa đàm cấp cao với sự tham gia của Lãnh đạo Cục Tần số, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam; lãnh đạo Cục Chính sách Viễn thông, Tổng Cục Bưu chính Viễn thông Cambodia; lãnh đạo Cục Cấp phép kinh doanh hạ tầng Viễn thông, lãnh đạo Văn phòng Uỷ ban Viễn thông và Phát thanh truyền hình Thái Lan, Cục Viễn thông Lào, đại diện từ tập đoàn Qualcomm, và Samsung Electronics... về “Xu hướng phát triển và chuyển đổi từ 4G tiến tới 5G”.

Buổi chiều có hai phiên thảo luận chuyên đề diễn ra song song là: “Phát triển dịch vụ nội dung số: Xu hướng và giải pháp công nghệ”; Thúc đẩy phát triển các sản phẩm dịch vụ nội dung số trên nền tảng Internet băng thông rộng; Tiến hóa từ 4G lên 5G; Đẩy mạnh phát triển video nội dung trên môi trường nội dung số; Giải pháp đáp ứng nhu cầu tăng cao cho các dịch vụ và ứng dụng băng thông rộng di động.

Chuyên đề 2 với chủ đề “Phát triển thanh toán và thương mại điện tử với công nghệ đột phá trên nền tảng 4G LTE” sẽ có các bài tham luận tiêu biểu sau: Định hướng phát triển thương mại điện tử trên nền tảng 4G LTE; Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam; Thương mại điện tử trong kỷ nguyên 4G…

Theo Phạm Lê/ vnmedia.vn

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này