Trâu, bò vẫn thả lông nhông "dạo phố"!

14:49 | 20/03/2018
Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt là các trục giao thông tiếp giáp khu vực ngoại thành không khó để bắt gặp cảnh gia súc, đặc biệt là trâu bò đi lại trên đường. Tình trạng này không chỉ gây mất mỹ quan đô thị mà còn đe dọa trực tiếp tới sự an nguy của người và phương tiện giao thông.
tai nan duoc bao truoc Trâu bò “tung tăng” trên đường 419
tai nan duoc bao truoc Cả xã ngập mặn vì nghề ủ da trâu bò... thối

Đáng nói, mặc dù hành lang pháp lý liên quan đã được xây dựng và ban hành nhưng dường như việc xử phạt, chấn chỉnh vẫn đang bị các ngành chức năng bỏ quên.

Tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn

Tình trạng thả rông gia súc tràn lan trên một số tuyến đường không phải bây giờ mới được đề cập đến. Dù vậy, nhiều người dân vẫn không nhận thức được những nguy hiểm, đặc biệt là vấn đề an toàn giao thông đường bộ. Hệ lụy là, gia súc vẫn “tung tăng” trên khắp mọi nẻo đường, thậm chí là ngay trong khu vực nội đô tiềm ẩn nguy cơ tai nạn xảy ra.

tai nan duoc bao truoc
Hành lang khu vực Đại lộ Thăng biến thành bãi cỏ để chăn thả gia súc.

Khoảng đầu tháng 12/2017, tại khu vực Yên Hòa (quận Cầu Giấy) hàng trăm người và phương tiện đã rơi vào tình trạng hoảng loạn khi con trâu đi từ đường Hoàng Đạo Thúy ngược lên Lê Văn Lương rồi ra Láng Hạ. Con trâu hung hãn này đã húc nhiều người tham gia giao thông thời điểm đó khiến họ phải vứt bỏ phương tiện để tránh né. Gần đây nhất, ngày 10/1/2018, tại đường Trần Hữu Dực, Mỹ Đình 2 (quận Nam Từ Liêm), nhiều người dân đã ghi lại cảnh hàng chục con trâu dàn hàng ngang trên phố khiến giao thông khu vực này ùn tắc và hỗn loạn nghiêm trọng.

Sau khi được đăng tải lên mạng xã hội, những đoạn video liên quan đã ngay lập tức thu hút sự chú ý của hàng chục nghìn cư dân mạng. Đa số bình luận đều tỏ ra bất ngờ và băn khoăn vì không hiểu tại sao một đàn trâu lớn như vậy lại được thả rông mà không bị cơ quan chức năng xử lý.

Khoảng đầu tháng 12/2017, tại khu vực Yên Hòa (quận Cầu Giấy) hàng trăm người và phương tiện đã rơi vào tình trạng hoảng loạn khi con trâu đi từ đường Hoàng Đạo Thúy ngược lên Lê Văn Lương rồi ra Láng Hạ. Con trâu hung hãn này đã húc nhiều người tham gia giao thông thời điểm đó khiến họ phải vứt bỏ phương tiện để tránh né. Gần đây nhất, ngày 10/1/2018, tại đường Trần Hữu Dực, Mỹ Đình 2 (quận Nam Từ Liêm), nhiều người dân đã ghi lại cảnh hàng chục con trâu dàn hàng ngang trên phố khiến giao thông khu vực này ùn tắc và hỗn loạn nghiêm trọng. Sau khi được đăng tải lên mạng xã hội, những đoạn video liên quan đã ngay lập tức thu hút sự chú ý của hàng chục nghìn cư dân mạng. Đa số bình luận đều tỏ ra bất ngờ và băn khoăn vì không hiểu tại sao một đàn trâu lớn như vậy lại được thả rông mà không bị cơ quan chức năng xử lý.

Không chỉ diễn ra trong nội đô, ở các tuyến đường trục chính dẫn ra ngoại thành như: Đại lộ Thăng Long (đoạn qua quận Nam Từ Liêm); Quốc lộ 21B (đoạn qua huyện Thanh Oai); đường 419 (đoạn qua xã Bình Phú, huyện Thạch Thất)… cảnh những đàn trâu, bò thong dong ngay giữa lòng đường gây mất an toàn giao thông cũng có thể dễ dàng bắt gặp. Trên khu vực Nam Từ Liêm, phóng viên đã nhiều lần bắt gặp và ghi lại cảnh hàng chục con bò đua nhau gặm cỏ ngay ven đường. Cây xanh, hoa, cỏ được trồng để tạo mỹ quan đô thị cho khu vực hành lang Đại lộ Thăng Long bỗng chốc trở thành thức ăn cho bò.

Đáng nói, tại khu vực này, mỗi khi đàn gia súc “diễu hành” qua là hàng trăm phương tiện phải giảm tốc độ nhường đường, gây ra cảnh giao thông lộn xộn. Anh Nguyễn Tuấn Anh - một tài xế taxi thường xuyên đi qua trục đường này, cho biết: “Trâu bò đi tự do trên đường qua khiến cá nhân tôi rất lo ngại, bởi không những ảnh hưởng đến thời gian di chuyển mà mà rất dễ gây tai nạn giao thông chết người. Thiết nghĩ ngành giao thông vận tải và các cơ quan chức năng nên có các biện pháp để chấm dứt tình trạng này”.

Bao giờ chấm dứt?

Qua tìm hiểu, để chấn chỉnh tình trạng thả rông gia súc, trong nhiều văn bản pháp lý hiện hành đã có những quy định xử phạt rất rõ ràng. Dẫn chứng vấn đề này, theo ông Nguyễn Ngọc Sinh - Chuyên viên tư vấn luật (Công ty Cổ phần Tư vấn DLS Việt Nam), ngay trong Khoản 2, Điều 35 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã có quy định: Không được thả rông súc vật trên đường bộ.

tai nan duoc bao truoc
Tình trạng trâu bò thả rông có thể dễ dàng bắt gặp trên các trục đường giao thông khu vực ngoại thành.

Trường hợp người dắt súc vật đi trên đường bộ phải tuân thủ nguyên tắc phải cho súc vật đi sát mép đường và bảo đảm vệ sinh trên đường, trường hợp cần cho súc vật đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ đi qua đường khi có đủ điều kiện an toàn; Không được dẫn dắt súc vật đi vào phần đường dành cho xe cơ giới.

Qua tìm hiểu, để chấn chỉnh tình trạng thả rông gia súc, trong nhiều văn bản pháp lý hiện hành đã có những quy định xử phạt rất rõ ràng. Dẫn chứng vấn đề này, theo ông Nguyễn Ngọc Sinh - Chuyên viên tư vấn luật (Công ty Cổ phần Tư vấn DLS Việt Nam), ngay trong Khoản 2, Điều 35 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã có quy định: Không được thả rông súc vật trên đường bộ. Trường hợp người dắt súc vật đi trên đường bộ phải tuân thủ nguyên tắc phải cho súc vật đi sát mép đường và bảo đảm vệ sinh trên đường, trường hợp cần cho súc vật đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ đi qua đường khi có đủ điều kiện an toàn; Không được dẫn dắt súc vật đi vào phần đường dành cho xe cơ giới.

Riêng đối với những trường hợp súc vật thả rông gây tai nạn, pháp luật hiện hành đã có những quy định xử phạt rất rõ ràng. Có thể tìm thấy hướng xử lý trong Khoản 2 Điều 10 Nghị định 46/2016/NĐ-CP; Điều 603 Bộ luật Dân sự 2015 của Quốc hội; Điều 128 Bộ luật Hình sự năm 2015… “Trường hợp chủ gia súc không tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn giao thông, dẫn dắt gia súc đi vào đường giao thông gây tai nạn giao thông, gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật hiện hành.

Trong trường hợp chủ gia súc thả gia súc hoặc dẫn dắt gia súc đi trên đường gây tai nạn giao thông chết người thì người chủ còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự năm 2015 với khung xử lý thấp nhất là phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 - 5 năm. Trường hợp vô ý làm chết 2 người trở lên thì bị phạt tù từ 3 - 10 năm, đồng thời chịu trách nhiệm bồi thường theo Bộ luật Dân sự” - ông Nguyễn Ngọc Sinh nhấn mạnh.

Có thể thấy, tình trạng mất an toàn giao thông vì gia súc thả rông đang là thực tế hiện hữu. Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa được các cơ quan liên quan đưa ra thống kê chính thức về các trường hợp vi phạm bị xử lý. Trong khi chờ đợi sự vào cuộc tích cực hơn từ phía chính quyền địa phương, các đơn vị quản lý giao thông trong công tác tuyên truyền, xử lý nghiêm các trường hợp chăn thả gia súc trên đường, để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, tránh những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra, bản thân mỗi người điều khiển phương tiện, khi di chuyển qua khu vực có gia súc thả rông cũng cần chú ý quan sát, giảm tốc độ để tự bảo vệ chính mình.

Đinh Luyện

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này