Tọa đàm và phát hành bộ sách kỷ niệm 150 năm Minh Trị duy tân

15:46 | 07/02/2018
Ngày 6/2/2018, tại Hà Nội, nhân kỷ niệm 150 năm cải cách Minh Trị (1868-2018) và hướng tới kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, Công ty CP Sách Omega Việt Nam đã tổ chức buổi tọa đàm “Minh Trị duy tân - những cải cách nền tảng” và ra mắt bộ sách kỷ niệm “150 năm Minh Trị duy tân”.
tin nhap 20180207151939 “Thương nhớ thời bao cấp” - nhớ xưa để hiểu nay
tin nhap 20180207151939 Thăng trầm một đời danh ca qua “Cung đàn số phận”
tin nhap 20180207151939 Ra mắt sách “Dạy con đối mặt với ván cờ cuộc đời”

Từ năm 1868, tại Nhật Bản đã diễn ra cuộc Cách mạng Minh Trị, còn gọi là Minh Trị duy tân. Đây là một chuỗi các sự kiện cải cách, cách tân, mở đường cho việc biến nước Nhật Bản phong kiến thành một nước tư bản chủ nghĩa, phát triển theo con đường hiện đại hóa, đưa nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh trong 30 năm cuối thế kỷ XIX, và tránh được sự xâm lược của các nước phương Tây vào thời Cận đại, đồng thời thoát khỏi cảnh là một nước thuộc địa hoặc nửa thuộc địa.

tin nhap 20180207151939
Bộ sách kỷ niệm “150 năm Minh Trị duy tân”

Chính quyền thời Minh Trị duy tân đã đề ra các khẩu hiệu “Phú quốc cường binh”, “Quyết theo kịp phương Tây”, đã góp phần khiến người Nhật trở nên tích cực và nhiệt tâm với “văn minh khai hóa”. Khi đó, những học giả trong trào khai sáng tại Nhật Bản đã được tạo cơ hội đến các quốc gia Tây phương để học hỏi các kiến thức về kinh tế, thống kê, luật pháp, chính trị học, khoa học - kỹ thuật,... để sau đó, Nhật Bản tiến hành các cuộc cải cách quan trọng trong nhiều lĩnh vực, khiến nước Nhật mau trở thành một quốc gia hùng mạnh.

Phong trào Duy tân thời Minh Trị có sự đóng góp lớn của những trí thức trong chính quyền cũ (chính quyền Tokugawa trước thời Minh Trị) và hội trí thức Merokusha (Minh lục xã) - với các tên tuổi lẫy lừng như: Nishimura Shigeki, Nishi Amane, Fuzukawa Yukichi.

Thành quả vĩ đại của công cuộc cải cách là sự cộng hưởng của rất nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến việc “cải cách giáo dục” và vai trò đặc biệt to lớn của nhà tư tưởng Fukuzawa Kukichi (1835 - 1901) - tác giả cuốn sách quan trọng đặc biệt "Khái lược văn minh luận" (viết năm 1875) - được ấn hành lần này tại Việt Nam. Cuốn sách nêu những kiến giải của ông về văn minh hiện đại, lý giải rõ hành trình mà nước Nhật Bản phải đi để tạo dựng nền văn minh mới, nền văn minh hiện đại của một quốc gia hiện đại.

Lê Quang Vinh

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này