Lao động Việt trước thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0

Kỳ 1: Băn khoăn đứng giữa 3 dòng nước

10:18 | 26/12/2017
Với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (công nghiệp 4.0), nhiều công đoạn sản xuất sẽ được tự động hóa hoặc sử dụng robot. Điều này đang trở thành mối đe dọa tới lượng lớn lao động Việt Nam (LĐVN) có trình độ phổ thông, nhất là những ngành sử dụng nhân công giá rẻ như: Dệt may, giày da, điện tử...  
ky 1 ban khoan dung giua 3 dong nuoc Lao động công nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam dễ mất việc nhất vì 4.0
ky 1 ban khoan dung giua 3 dong nuoc Doanh nghiệp Việt đã sẵn sàng với Cách mạng công nghiệp 4.0?

Tuy nhiên, LĐVN sẽ bắt đầu từ đâu, bắt đầu như thế nào, doanh nghiệp Việt sẽ đón nhận thách thức của làn sóng cách mạng 4.0 ra sao... đang là mối quan tâm, nhưng chưa có lời giải…

ky 1 ban khoan dung giua 3 dong nuoc
Nâng cao tay nghề là yếu tố sống còn của người lao động. Ảnh minh họa

Còn xa xôi

Theo nghiên cứu mới nhất của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), có 86% LĐVN trong ngành dệt may, da giày có thể phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm cao do tự động hóa. Trong khi đó, 3/4 LĐ làm công ăn lương trong ngành sản phẩm điện- điện tử có thể bị thay thế bởi robot.

Nói đến tác động mạnh mẽ của công nghiệp 4.0 tới ngành dệt may, chị Bùi Thị Liên (37 tuổi) -công nhân Công ty cổ phần Haprosimec lại bình thản cho rằng, cùng là ngành dệt may nhưng không phải công đoạn nào cũng sử dụng máy móc thay thế được, chẳng hạn công đoạn được cho là dễ như thùa khuyết nếu có máy móc thì vẫn cần người đứng đưa sản phẩm vào máy.

Một vòng luẩn quẩn đang diễn ra phổ biến với đa số công nhân làm việc tại các khu công nghiệp là “tăng ca- ngủ- tăng ca”. Nhiều công nhân tâm sự, họ không học hành thêm, không tham gia trường lớp và cũng không bằng cấp.

Cuộc sống trở nên tẻ nhạt và tuổi trẻ đang trôi đi vô ích, trong khi đó, những kỹ năng để sẵn sàng cho “chuyến xe” công nghiệp 4.0 lại chưa được trang bị đầy đủ. Nhiều công nhân nhận thấy những thiếu sót của bản thân, nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu để có thể cải thiện tình hình.

Tuy nhiên, chỉ có 1 số ít LĐ được hỏi cho biết đã sẵn sàng học hỏi để thích nghi, còn lại nhiều người vẫn xem công nghiệp 4.0 là điều xa vời, chưa thể ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập của họ. Thực tế trên đòi hỏi cả người LĐ và doanh nghiệp Việt Nam phải cùng nhau thay đổi để thích ứng với công nghiệp 4.0.

Chị Liên nói: “Tôi làm công đoạn tra khóa nên không lo mất việc, bình thường có những sản phẩm tra khóa bằng tay thợ lâu năm còn không làm nổi, phải rất nắn nót, tỉ mẩn từng chút một thì máy móc sao thay thế được. Hơn nữa, tôi nghĩ nhập khẩu 1 dây chuyền tự động thì số tiền bỏ ra không nhỏ nên chưa chắc doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư ngay được”.

Vì những lý do trên nên chị Liên cho rằng, bản thân không lo quá xa, với thu nhập hiện tại thì chỉ người LĐ bỏ nghề chứ nghề không bỏ người. “Cùng lắm nếu thất nghiệp tôi sẽ đi làm giúp việc theo giờ, đi lau cửa kính cho các tòa nhà, văn phòng… nhìn chung tôi không sợ thất nghiệp”, chị Liên vui vẻ nói.

Anh Nguyễn Văn Tuấn (23 tuổi) - công nhân Công ty cổ phần Giày Đông Anh cho biết, công nghiệp 4.0 còn rất xa xôi. Theo nam công nhân này, tự động hóa hay robot cũng không thay thế được một lực lượng lớn LĐ chân tay làm việc trong ngành giày da. “Sẽ không có máy móc nào làm thay công đoạn đóng đế giày mà tôi đang làm”, anh Tuấn khẳng định suy nghĩ về công nghiệp 4.0.

Ngoài ra, nam công nhân còn cho rằng, bản thân chỉ cần làm ngày nào hay ngày đấy, còn trẻ không nhất thiết làm một chỗ, mỗi thứ chỉ cần biết một ít là được. Anh Tuấn nói: “Tại địa phương nơi tôi sinh sống nhiều công ty liên tục tuyển LĐ phổ thông nên không sợ thiếu việc làm”.

Sẵn sàng học để thích nghi

Trái ngược với suy nghĩ trên, chị ĐỗThu Hương (31 tuổi) -Công ty Cổ phần Dệt 10/10 lại cho rằng, dù hiện tại chị chưa biết về công nghiệp 4.0 nhưng bản thân luôn sẵn sàng học để thích nghi với yêu cầu mới. Chỉ cần công ty tạo điều kiện cho công nhân đi học, tiếp xúc với phương thức sản xuất mới thì công nhân sẽ cố gắng học, không ai muốn bị đào thải.

“Cơ hội xin việc ngày càng khó, lúc còn trẻ nếu không muốn làm ở nhà máy có thể xin bán hàng nhưng LĐ nữ càng nhiều tuổi xin việc càng khó hơn, nhất là sau giai đoạn nghỉ sinh con”, chị Hương bộc bạch.

Nữ công nhân lạc quan chia sẻ thêm, công việc liên quan đến cây kim, sợi chỉ đòi hỏi sự tỉ mỉ cao. Vì vậy, máy móc không thể thay thế hoàn toàn con người được, chỉ có con người vận hành máy móc. Theo chị Hương, chỉ cần người LĐ chịu khó nâng cao tay nghề sẽ không lo bị đào thải. Trong công việc tự động hóa sẽ hỗ trợ công nhân những khâu nặng nhọc.

Chị Đào Thị Huệ (28 tuổi) - công nhân Công ty TNHH Canon Việt Nam cũng cho biết, trong công ty có nhiều công đoạn, chi tiết nhỏ đã sử dụng robot thay công nhân như lắp ráp main chính đến bản mạch nhỏ nhưng vẫn cần người đứng trực máy.

“Trước kia một công nhân đứng một công đoạn nhưng giờ tự động hóa, một công nhân có thể đứng 2 - 3 công đoạn. Vì thế, theo tôi tự động hóa sẽ giúp gia tăng sản lượng sản xuất và sẽ cần nhiều LĐ hơn so với trước kia”, chị Huệ nêu suy nghĩ. Theo chị Huệ, trong một dây chuyền sản xuất máy in, tất cả các công đoạn công nhân đều có bị thay thế nhưng khâu kiểm tra (test) trước, phát hiện lỗi thì robot không làm thay con người được.

Thậm chí, trong quá trình vận hành robot, công nhân có thể đề xuất cải tiến robot giúp thực hiện những thao tác khó, mang lại giá trị hiệu quả kinh tế cao hơn. “Tại công ty tôi đang làm, ban lãnh đạo luôn chú trọng mở các lớp nâng cao nghiệp vụ, hướng dẫn rất chi tiết những kỹ năng mới cho công nhân tránh trường hợp để xảy ra tai nạn LĐ. Quan trọng công nhân có biết nắm bắt cơ hội hay không, một công nhân bình thường có suy nghĩ, không cần phải học hỏi thêm, chỉ cần làm hết một công đoạn và nhận lương hàng tháng rất dễ bị đào thải do nản lòng vì không bắt nhịp kịp công việc”, chị Huệ nói.

Một vòng luẩn quẩn đang diễn ra phổ biến với đa số công nhân làm việc ra tại các khu công nghiệp là “tăng ca- ngủ- tăng ca”. Nhiều công nhân đã tâm sự, họ không học hành thêm, không tham gia trường lớp và cũng không bằng cấp. Cuộc sống trở nên tẻ nhạt và tuổi trẻ đang trôi đi vô ích, trong khi đó, những kỹ năng để sẵn sàng cho “chuyến xe” công nghiệp 4.0 lại chưa được trang bị đầy đủ.

Nhiều công nhân nhận thấy những thiếu sót của bản thân, nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu để có thể cải thiện tình hình. Tuy nhiên, chỉ có một số ít LĐ được hỏi cho biết đã sẵn sàng học hỏi để thích nghi, còn lại nhiều người vẫn xem công nghiệp 4.0 là điều xa vời, chưa thể ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập của họ. Thực tế trên đòi hỏi cả người LĐ và doanh nghiệp Việt Nam phải cùng nhau thay đổi để thích ứng với công nghiệp 4.0.

Mai Phương

Bài 2: Doanh nghiệp Việt đã sẵn sàng?

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này