Thủ tướng Chính phủ trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội:

Phân phối thu nhập hiệu quả để giảm khoảng cách giàu - nghèo

16:17 | 18/11/2017
 Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ Tư, Quốc hội khóa XIV, chiều nay (18/11), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu làm rõ thêm và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về những vấn đề liên quan thuộc trách nhiệm của Chính phủ trong các phiên chất vấn từ ngày 16 -18/11.
phan pho i thu nha p hie u qua de giam khoang cach giau ngheo Công đoàn khởi kiện, phải gỡ vướng từ luật
phan pho i thu nha p hie u qua de giam khoang cach giau ngheo Xây dựng Chính phủ điện tử phải bảo đảm an toàn, an ninh mạng
phan pho i thu nha p hie u qua de giam khoang cach giau ngheo Cương quyết khắc phục những tồn tại

Trước khi trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tư, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã báo cáo, giải trình về một số vấn đề mà nhiều vị đại biểu Quốc hội và đồng bào cử tri cả nước quan tâm, chất vấn. Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng trân trọng cảm ơn các vị đại biểu Quốc hội đã thảo luận tâm huyết, trách nhiệm về các Báo cáo của Chính phủ và đã thông qua các Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018.

phan pho i thu nha p hie u qua de giam khoang cach giau ngheo
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định sẽ có cơ chế, chính sách để dần thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng báo cáo, giải trình về một số vấn đề mà nhiều vị đại biểu Quốc hội và đồng bào cử tri cả nước quan tâm, chất vấn. Liên quan đến vấn đề cải cách hành chính, bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng thẳng thắn nhìn nhận: Cải cách hành chính nhìn chung còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu; tổ chức bộ máy nhiều nơi vẫn cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả. Tinh thần hành động quyết liệt đã được thể hiện rõ trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ, nhưng vẫn còn tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, "thờ ơ", đùn đẩy trách nhiệm lên cấp trên. Việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm, năng lực của một bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Vẫn còn hiện tượng nhũng nhiễu, cửa quyền, vô cảm, chưa ứng xử, thực thi công vụ theo quy định; còn tình trạng lợi ích nhóm, tham nhũng, lãng phí gây bức xúc dư luận.

Do đó, thời gian tới, Chính phủ chỉ đạo các cấp, các ngành tiếp tục thực hiện hiệu quả các Nghị quyết Trung ương về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; về tiếp tục đổi mới, sắp xếp lại tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; về đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị quyết của Quốc hội về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước đến năm 2021. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các Nghị quyết số 19, 35 của Chính phủ về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, phấn đấu cải thiện căn bản các nhóm chỉ số còn thấp. Vận hành hiệu quả hệ thống tiếp nhận, giải quyết phản ánh, kiến nghị người dân, doanh nghiệp. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước; đẩy nhanh xây dựng Chính phủ điện tử; thực hiện và công khai minh bạch chỉ số cải cách hành chính, chỉ số hài lòng của người dân.

Rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy, giảm đầu mối, tinh giản biên chế, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, hiệu lực hiệu quả trên tinh thần xây dựng hệ thống hành chính nhà nước kiến tạo, phục vụ nhân dân. Tiếp tục phân cấp, phân quyền hợp lý, phát huy tính chủ động, sáng tạo, đề cao tinh thần trách nhiệm của từng cấp, từng ngành gắn với cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu quả. Thực hiện nghiêm Nghị quyết và Kết luận của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; kiên quyết thực hiện mục tiêu từ nay đến năm 2021, mỗi năm giảm ít nhất 2,5% biên chế trong cả hệ thống chính trị; bảo đảm nguyên tắc không thành lập mới tổ chức làm tăng biên chế, trừ trường hợp đặc biệt được lãnh đạo Đảng, Nhà nước phê duyệt chính thức.

phan pho i thu nha p hie u qua de giam khoang cach giau ngheo
Toàn cảnh phiên chất vấn của Thủ tướng chiều 18/11

Tại phiên chất vấn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trả lời chất vấn của các đại biểu liên quan đến các nội dung: Giải pháp ngăn chặn tình trạng chênh lệch giầu - nghèo; giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng; xử lý bất cập trong các dự án BOT giao thông; thực hiện thông điệp "Chính phủ kiến tạo" mở đường cho sự phát triển; chủ trương, giải pháp thúc đẩy quan hệ với Hoa Kỳ trong điều kiện nước này chưa trở lại với TPP; triển khai các giải pháp xây dựng đô thị thông minh; giải pháp xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; tại sao Việt Nam chưa thể phát triển đột phá so với tiềm năng lợi thế của mình; xử lý các vụ đại án tham nhũng; xử lý các vụ phá rừng, giải pháp phát triển rừng bền vững; chiến lược phát triển công nghiệp 4.0; giải pháp đột phá trong công tác phòng chống tham nhũng; biện pháp mạnh mẽ để ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực; vấn đề phân định trách nhiệm giữa các cấp chính quyền, giữa các cá nhân trong bộ máy hành chính nhà nước; giải pháp hạn chế tình trạng chạy theo bằng cấp, tuyển dụng không sát với tiêu chuẩn, chạy theo số lượng không theo chất lượng; giải pháp ngăn chặn bất cập trong thực hiện chủ trương xã hội hóa trong các lĩnh vực...

Trả lời chất vấn của đại biểu về hình thức đầu tư xây dựng, hợp tác, chuyển giao (BOT), Thủ tướng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xã hội hóa, huy động nguồn lực để xây dựng hạ tầng cho đất nước. Trong những năm qua, lĩnh vực giao thông đã huy động được 210 nghìn tỷ đồng thông qua các dự án BOT. Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng nêu rõ, nhiều dự án BOT còn hạn chế, tồn tại, quy hoạch chưa làm tốt, triển khai ồ ạt, có những tuyến đường khiến dư luận bất bình về nơi đặt trạm, về giá phí...

“Chính phủ đang rà soát để quyết liệt chấn chỉnh các hạn chế của BOT”, tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách về BOT để triển khai tốt hơn trong thời gian tới”- Thủ tướng cho biết. Chính phủ cũng yêu cầu các cơ quan chức năng phải kiểm soát được tổng mức đầu tư, giá phí các dự án BOT, tổ chức đấu thầu công khai để nhiều nhà đầu tư tham gia.

Về vấn đề giảm chênh lệch giầu nghèo giữa các vùng miền, Thủ tướng nhấn mạnh đây là chủ trương của Đảng, trong những năm qua cả hệ thống chính trị đã vào cuộc, và thực hiện chủ trương này là vấn đề cần làm vừa lâu dài, vừa cấp bách. Trước hết để phát triển kinh tế xã hội vùng khó khăn, cần tạo điều kiện để người dân vùng khó khăn tiếp cận tín dụng ưu đãi; đào tạo nghề nghiệp; nâng cao năng suất lao động; giải quyết việc làm; hỗ trợ người yếu thế tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục; hỗ trợ người dân vùng khó khăn, vùng bị thiên tai khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống;...

Đồng thời, có hình thức phân phối thu nhập hiệu quả qua thuế; đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế; ưu tiên vốn đầu tư hạ tầng... tạo môi trường thuận lợi để người dân sản xuất, kinh doanh vươn lên thoát nghèo...

H. Phạm - K. Thoa

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này