Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Không phải cứ đào tạo ồ ạt, rồi tiến sĩ tự đi tìm việc

15:14 | 16/11/2017
Trả lời báo chí sáng 16.11 về việc Bộ có giao chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ cho các cơ sở đào tạo và kiểm soát việc đào tạo thế nào để nâng cao chất lượng tiến sĩ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ khẳng định Bộ không giao chỉ tiêu mà sẽ đưa ra các cơ chế chính sách để quản lý chất lượng, khuyến khích và giám sát các cơ sở đào tạo.
tin nhap 20171116142859 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT chúc mừng ngành giáo dục nhân dịp khai giảng năm học mới
tin nhap 20171116142859 5 giải pháp chấn chỉnh toàn bộ hệ thống giáo dục đại học
tin nhap 20171116142859 Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Đề nghị tạm dừng cuộc thi "chinh phục vũ môn"
tin nhap 20171116142859 Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Phải tạo ra xu thế toàn xã hội học ngoại ngữ
tin nhap 20171116142859
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ (Ảnh: Xuân Hải)

Theo Bộ trưởng Nhạ, cách tiếp cận của đề án này là nhà nước định hướng và hỗ trợ chứ không làm thay. Còn các cơ sở giáo dục đào tạo và bản thân người đi học phải có trách nhiệm, đảm bảo chất lượng. Nếu người đi học đáp ứng được các tiêu chuẩn, yêu cầu thì sẽ được nhà nước cấp học bổng, có thể toàn phần, có thể một phần. Và như vậy sẽ mở rộng đối tượng ra tất cả mọi người đều có thể tham gia, cũng không phân biệt công lập hay tư thục.

Nói về việc làm thế nào để thu hút những người sau khi được học bổng đi đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài trở về nước làm việc, Bộ trưởng Nhạ cho rằng cái quan trọng là đào tạo phải gắn với nhu cầu sử dụng. Người sử dụng lao động có nhu cầu tuyển dụng, cử người đi học, chứ không phải cứ đào tạo ồ ạt ra rồi tiến sĩ tự đi tìm việc.

Theo ông Nhạ, cách tiếp cận bây giờ là đào tạo phải gắn chặt với nhu cầu sử dụng lao động. Các cơ sở đào tạo phải có trách nhiệm, chủ động để quy hoạch và phát triển đội ngũ, trong đó có đội ngũ đào tạo. Căn cứ vào đó thì Bộ hỗ trợ bằng cơ chế chính sách, chứ không phải đề án là cử đi học, cắt biên chế rồi đi đào tạo xong không về.

Đổi mới cơ chế quản lý đào tạo về tiến sĩ trong đề án mới đây rất khác với truyền thống. Tổng số tiền không thay đổi, thậm chí trong số tiền đã được Quốc hội phê duyệt chi, không nhất thiết cứ phải dùng hết mà phải căn cứ vào chất lượng đào tạo, nếu không tiêu hết thì trả lại Chính phủ.

“Tôi nhấn mạnh lại quan trọng nhất là chất lượng đào tạo. Trong đề án này rất chú trọng đến đề cao trách nhiệm của cơ sở đào tạo và người đi học. Còn vai trò của Bộ GD&ĐT là đưa ra cơ chế chính sách và định mức, để làm sao định mức đề ra không quá chênh với định mức của các tổ chức khác và khuyến khích người đi học”, ông Nhạ nói.

Ông Nhạ cũng nhấn mạnh kinh phí để đào tạo tiến sĩ không rót về cơ sở nào cả mà là cho những người trực tiếp đáp ứng được các tiêu chuẩn để được nhận học bổng. Tức là số tiền này là dạng học bổng, ai dành được thì được hưởng để được nhà nước ưu đãi đào tạo, chứ không phải chia tiền rót về địa phương, rót về các cơ sở.

Theo Xuân Hải - Đức Thành/Lao động

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này