Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)

Chưa quy định quyền lợi người gửi tiền trong trường hợp ngân hàng phá sản?

15:40 | 26/10/2017
Sáng 26/10, tiếp tục chương trình làm việc của kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, tham gia thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD),  nhiều đại biểu đề nghị, dự án luật này cần phải xem xét tới việc bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền  trong trường hợp TCTD bị giải thể hay phá sản.
chua quy dinh quyen loi nguoi gui tien trong truong hop ngan hang pha san Tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn trong hệ thống ngân hàng
chua quy dinh quyen loi nguoi gui tien trong truong hop ngan hang pha san Giãn lộ trình giảm vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn
chua quy dinh quyen loi nguoi gui tien trong truong hop ngan hang pha san Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu

Trong phiên làm việc sáng nay, các đại biểu đã thảo luận tại hội trường, đóng góp nhiều ý kiến nhằm hoàn thiện dự thảo luật thảo luật trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua vào ngày 21/11 tới.

Theo ĐB Trần Hoàng Ngân (TP.HCM), tổng tài sản của các hệ thống TCTD đã lên tới trên 9 triệu tỷ đồng, trong đó tổng tài sản hệ thống ngân hàng trên 8 triệu tỷ đồng, tiền gửi nhân dân trong các TCTD gần 4 triệu tỷ đồng.

chua quy dinh quyen loi nguoi gui tien trong truong hop ngan hang pha san
ĐB Trần Hoàng Ngân (TP.HCM)

Thế nhưng, theo ĐB Nguyễn Thị Lệ Thủy (Bến Tre), dù tiền người dân gửi vào ngân hàng chiếm 80% nguồn vốn. Tuy nhiên trong các phương án cơ cấu lại TCTD chưa quy định quyền lợi của người gửi tiền trong trường hợp TCTD giải thể hoặc phá sản. Vì thế, bà Thủy cho rằng, luật phải xem việc bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền phải là ưu tiên số 1.

Bổ sung thêm ĐB Bùi Thanh Tùng (Hải Phòng) cho rằng cần làm rõ quyền lợi của người lợi của người gửi tiền sẽ xử lý như thế nào khi thực hiện phá sản TCTD yếu kém. "Theo kinh nghiệm quốc tế, nhiều nước không thực hiện phá sản các ngân hàng để đảm bảo quyền lợi người gửi tiền cá nhân và ổn định hệ thống", ông Tùng cho hay.

Ngoài ra, ĐB Tùng đề nghị trước mắt cần hoàn thiện ngay các quy định về xử lý các tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém để kịp thời xử lý các bất cập tồn tại trong thời gian vừa qua tránh ảnh hưởng tới an toàn hoạt động của toàn hệ thống TCTD và nền kinh tế.

Còn đề cập về phương án phá sản TCTD, ĐB Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) cho rằng giữa dự thảo luật và Luật Phá sản 2014 đã có sự khác nhau về điều kiện và thủ tục phá sản. Vì thế cần xem xét lại sao cho thống nhất.

chua quy dinh quyen loi nguoi gui tien trong truong hop ngan hang pha san
ĐB Nguyễn Tạo (Lâm Đồng)

Ngoài ra, dự thảo luật ngăn ngừa hệ thống ngân hàng yếu kém mới phát sinh. Nhưng qua báo cáo giải trình, xét tổng thể chưa tính đến phương án kỹ thuật luật sửa đổi này sẽ tác động đến hơn 60 bộ luật, làm thay đổi nội dung cơ bản liên quan đến hoạt động của Luật Các TCTD. Với tính chất quan trọng và phức tạp của quy định chuyển tiếp, ĐB Tạo đã đề nghị Quốc hội ban hành một nghị quyết riêng về luật này để đảm bảo tính khả thi cao hơn.

Kim Thoa

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này