Xây dựng chuỗi cung ứng nông sản:

Còn nhiều thách thức

13:50 | 13/10/2017
Theo Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (DNNVV), hiện nay các doanh nghiệp Việt gặp không ít rào cản khi tham gia chuỗi cung ứng và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt liên quan đến vấn đề vốn, công nghệ, quản lý và chuỗi liên kết… Trước vấn đề này, các chuyên gia kinh tế cho rằng, Chính phủ cần quan tâm nhiều hơn đến các DNNVV, qua đó, tạo điều kiện để các doanh nghiệp này tham gia vào chuỗi cung ứng ngày một sâu rộng hơn.
tin nhap 20171013125002 Tăng cường kết nối cung ứng nông sản an toàn về Thủ đô
tin nhap 20171013125002 Nhiều tập đoàn lớn tham gia ký kết cung ứng nông sản thực phẩm an toàn

Chia sẻ về vấn đề này, bà Trần Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho rằng, doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm ra thị trường thì phải có đầu mối thu mua. Nhưng hiện nay, hạ tầng thương mại đang gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó, định hướng chiến lược của doanh nghiệp Việt cũng rất mờ mịt, thậm chí phát triển một cách tùy tiện, manh mún và không có chiến lược phát triển lâu dài.

tin nhap 20171013125002
Chợ truyền thống vẫn là một kênh để xây dựng chuỗi cung ứng hiệu quả. Ảnh: Đức Hà

Vì thế, khi các doanh nghiệp nước ngoài xây dựng một chuỗi bán hàng phân phối ở Việt Nam, họ luôn chuẩn bị xây dựng một chiến lược dài hơi, có từng bước đi cụ thể, một kế hoạch hành động quy mô, bài bản, điều này bản thân các doanh nghiệp Việt cần phải học hỏi.

Trước ý kiến đưa ra từ đại diện Sở Công Thương Hà Nội, ông Phạm Thanh Hùng, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Ba Huân chia sẻ, kể từ khi thành lập cho đến nay, Công ty Ba Huân luôn xác định phải xây dựng được chuỗi cung ứng đạt chất lượng tốt nhất vì đây là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, để các doanh nghiệp có thể tham gia vào chuỗi cung ứng nông sản một cách chuyên nghiệp, bài bản thì ngoài chất lượng sản phẩm phải đảm bảo, nhà quản lý cũng cần tạo điều kiện, hỗ trợ để doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng với giá hợp lý. Như thế, doanh nghiệp mới có thêm nhiều cơ hội để tồn tại và phát triển bền vững.

Tại Hội thảo “Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng thời kỳ hội nhập”, bà Lê Mai Linh, Phó Chủ tịch điều hành Tập đoàn Central Group (chủ sở hữu hệ thống siêu thị Big C) cho biết, hiện nay, để đưa các sản phẩm vào chuỗi cung ứng hiện đại, hầu hết các DNNVV đều khá lúng túng trong việc hoàn thiện các thủ tục.

Bởi lẽ, chuỗi cung ứng chỉ tồn tại khi các bên tham gia cùng phối hợp chặt chẽ, liên kết để cùng phát triển. Trong khi khối DNNVV chiếm hơn 90% số doanh nghiệp cả nước thì đây sẽ là động lực phát triển của nền kinh tế, nhưng điều quan trọng là các doanh nghiệp phải xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm của mình.

Trước ý kiến trên, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch Hợp tác xã tiêu thụ nông sản an toàn Việt Nam lại cho rằng, để thực hiện tốt hơn nữa cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, bên cạnh chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp đưa hàng vào chuỗi cung ứng hiện đại thì Chính phủ, các bộ, ngành và các cấp chính quyền địa phương cần thiết xây dựng các chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp, HTX trong nước; đặc biệt là chính sách hỗ trợ giá, hỗ trợ đầu tư xây dựng, quản lý kinh doanh khai thác chợ và luân chuyển hàng hoá giữa các chợ truyền thống. Vì hiện nay, đây vẫn là một kênh cung ứng hiệu quả nhất đến tay người tiêu dùng”, ông Tuấn chia sẻ.

Tuấn Minh

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này