Ngành công nghiệp ô tô:

Ưu tiên nâng cao tỉ lệ nội địa hóa phát triển ngành công nghiệp ô tô

08:37 | 13/10/2017
Nhằm phát triển ngành Công nghiệp ô tô, cũng như nâng cao tỉ lệ nội địa hóa đối với ô tô sản xuất trong nước. Vừa qua, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội thảo - Triển lãm Công nghiệp ô tô và cơ hội phát triển mạng lưới sản xuất tại Việt Nam.
tin nhap 20171013080948 Ngành logistic Việt khát nhân lực do đào tạo thiếu bài bản
tin nhap 20171013080948 Nhìn mẫu Vinfast muốn ngồi sau vô lăng và đi...

Theo báo cáo tại Hội thảo cho thấy, trong 2 năm trở lại đây, ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam đã phát triển khá nhanh. Cụ thể, năm 2016, sản lượng đạt trên 2 nghìn xe/năm, tăng 38% so với năm 2015 và 109% so với năm 2014. Một số loại sản phẩm đã xuất khẩu sang thị trường Lào, Campuchia, Myanmar, Trung Mỹ… Đã có sự tham gia tích cực và rộng rãi của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, trong đó có một số Công ty trong nước Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco), Công ty Cổ phần ô tô TMT.... và các Tập đoàn ô tô lớn trên thế giới (Toyota, Ford, Honda, Mitsubishi, ...).

tin nhap 20171013080948
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phát biểu tại Hội thảo về công nghiệp ô tô (ảnh Congthuong)

Theo đó, tổng năng lực sản xuất - lắp ráp ô tô khoảng 460 ngàn xe/năm, gồm hầu hết các chủng loại xe con (công suất khoảng 200 ngàn xe/năm), xe tải và xe khách (công suất khoảng 215 ngàn xe/năm). Đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng tỷ USD/năm và giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn lao động trực tiếp. Tuy nhiên, bên cạnh lợi thế, công nghiệp ô tô của nước ta hiện còn nhiều hạn chế như: Chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự (phần lớn mới ở mức độ lắp ráp đơn giản); Giá bán xe vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực. Về tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi: mục tiêu đề ra là 40% vào năm 2005, 60% vào năm 2010, tuy nhiên đến nay mới đạt bình quân khoảng 7-10%, trong đó Thaco đạt 15-18%, Toyota Việt Nam đạt 37% đối với riêng dòng xe Innova, thấp hơn mục tiêu đề ra.

Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại được chỉ ra là do quy mô thị trường ô tô Việt Nam còn quá nhỏ (thấp nhất trong 5 nước có ngành công nghiệp ô tô tại ASEAN, bằng 1/10 quy mô thị trường ô tô của Thái Lan và 1/4 của Indonesia), trong khi ngành công nghiệp ô tô phát triển dựa vào lợi thế quy mô; Số lượng doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô quá nhiều so với quy mô thị trường; GDP bình quân đầu người giai đoạn vừa qua chưa đủ để người dân có thể sở hữu ô tô...Bên cạnh đó, mặc dù ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam đã hình thành, tuy nhiên, mới chỉ sản xuất được một số ít các phụ tùng đơn giản, có hàm lượng công nghệ thấp…Đặc biệt, chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn.

Để phát triển ngành công nghiệp ô tô và phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô Việt Nam, đồng thời tăng tỷ lệ nội địa hóa trong ngành công nghiệp ô tô, theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, thời gian qua các đơn vị trực thuộc Bộ đã triển khải nhiều giải pháp tích cực nhằm hỗ trợ ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam. Đặc biệt, theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, thời gian tới Thủ tướng Chính phủ sẽ ký ban hành Nghị định về điều kiện kinh doanh, sản xuất ô tô. Theo đó, sẽ ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp lớn. Bởi, chỉ có những doanh nghiệp đủ lớn mới kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô, công nghiệp hỗ trợ, từ đó là động lực để các doanh nghiệp vừa và nhỏ đi lên. Quan điểm của Chính phủ thời gian tới là ưu tiên kêu gọi các Tập đoàn, Tổng công ty đa quốc gia đảm bảo đủ hai tiêu chí: lớn mạnh và chưa có cơ sở sản xuất trong khu vực để kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô nước nhà.

Đỗ Đạt

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này