Tác động của điều chỉnh chính sách BHXH từ 1/1/2018: Phụ thuộc vào doanh nghiệp

11:12 | 29/09/2017
Trước những lo ngại của doanh nghiệp và người lao động về việc từ 1/1/2018, mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc sẽ căn cứ trên tổng thu nhập sẽ tác động đến chi phí của doanh nghiệp và cũng như thu nhập của người lao động, trả lời câu hỏi của PV Lao động Thủ đô, ông Trần Hải Nam - Phó Vụ trưởng Vụ BHXH Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội khẳng định: Việc có tác động hay không phụ thuộc hoàn toàn vào việc thiết kế, xây dựng thang, bảng lương của doanh nghiệp và quy chế trả lương của doanh nghiệp.  
phu thuoc vao doanh nghiep Bảo hiểm xã hội Hà Nội: Phổ biến quy trình cấp mã số BHXH tới đơn vị
phu thuoc vao doanh nghiep Không tuỳ tiện cộng nối thời gian làm việc trước ngày 1/1/1995 để tính BHXH

Tại Hội nghị trực tuyến cung cấp thông tin định kỳ về BHXH diễn ra sáng 28/9 tại Hà Nội, ông Trần Hải Nam cho biết: Tiền lương đã được quy định tại Điều 90 của Bộ luật Lao động năm 2012, theo đó, tiền lương sẽ bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung.

phu thuoc vao doanh nghiep
Việc tác động của điều chỉnh chính sách BHXH từ 1/1/2018 phụ thuộc hoàn toàn vào doanh nghiệp

Đi kèm để hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động có các Nghị định và cụ thể hóa quy định về tiền lương có các Thông tư 23, 47 và 59 đã nhấn mạnh phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác đều có sự phân loại thành 2 nhóm, trong đó các khoản người lao động hưởng cố định hàng tháng theo kỳ trả lương mới là căn cứ tính đóng BHXH.

Như vậy, từ năm 2016, các doanh nghiệp đóng BHXH trên nền tiền lương bao gồm mức lương và các khoản phụ cấp lương, trong phụ cấp lương thì chỉ những khoản cố định, thường xuyên trong kỳ trả lương mới được tính đóng mà không bao gồm khoản phụ cấp phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh, phụ thuộc vào doanh số...

Ông Nam cho biết, từ năm 2018, tiền lương tính đóng BHXH vẫn là khoản mức lương và phụ cấp lương như năm 2016, 2017 và có thêm các khoản bổ sung khác.

Tuy nhiên, những khoản này sẽ phân loại thành 2 nhóm là thường xuyên, cố định và các khoản bổ sung mà doanh nghiệp trả dựa trên đánh giá kết quả công việc. “Với quy định này, rõ ràng từ năm 2018 nền tiền lương tính đóng BHXH chưa tiệm cận với nền tiền lương thu nhập thực tế mà người lao động được nhận”, ông Nam khẳng định.

Ông Nam cho biết, từ năm 2018, tiền lương tính đóng BHXH vẫn là khoản mức lương và phụ cấp lương như năm 2016, 2017 và có thêm các khoản bổ sung khác. Tuy nhiên, những khoản này sẽ phân loại thành 2 nhóm là thường xuyên, cố định và các khoản bổ sung mà doanh nghiệp trả dựa trên đánh giá kết quả công việc.

“Với quy định này, rõ ràng từ năm 2018 nền tiền lương tính đóng BHXH chưa tiệm cận với nền tiền lương thu nhập thực tế mà người lao động được nhận”, ông Nam khẳng định.

Đánh giá tác động của việc điều chỉnh chính sách đến chi phí của doanh nghiệp và cũng như mức đóng BHXH của người lao động, ông Trần Hải Nam khẳng định, việc này được quyết định bởi chính việc xây dựng thang, bảng lương và phụ thuộc vào quy chế trả lương, thưởng của doanh nghiệp.

Ông Nam phân tích: Nếu như trong cấu phần của tiền lương chi trả của doanh nghiệp mà cấu phần mức lương chiếm đa số thì việc điều chỉnh tiền đóng bao gồm lương và các khoản phụ cấp khác sẽ không ảnh hưởng đáng kể; còn nếu từ trước đến nay doanh nghiệp đang cấu phần ở mức lương thấp, các khoản phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác cao, đặc biệt những khoản không mang tính thường xuyên ổn định cao thì việc điều chỉnh chắc chắn sẽ bị tác động tới chi phí của doanh nghiệp.

Cũng theo ông Nam, qua theo dõi, quản lý của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, có những doanh nghiệp ngay từ đầu đã thực hiện chi trả tiền lương cho người lao động một cách đầy đủ theo cấu phần mức lương chiếm tỷ trọng đa số trong tiền lương, do vậy, việc điều chỉnh chính sách BHXH không tác động nhiều đến chi phí của doanh nghiệp.

Trả lời câu hỏi của phóng viên báo Lao động Thủ đô về việc có hay không việc doanh nghiệp sẽ lách luật, trốn tránh nghĩa vụ đóng BHXH, ông Nam khẳng định: Với các quy định của chính sách pháp luật về tiền lương, các khoản phụ cấp và các khoản bổ sung khác, quy định của luật đã khá rõ.

Còn việc vì có sự thay đổi về chính sách, có những doanh nghiệp sẽ tính việc chuyển cấu phần từ mức lương sang khoản phụ cấp lương hoặc sang các khoản bổ sung khác để lách luật, tránh nghĩa vụ đóng BHXH, chúng tôi cho rằng cần vai trò của các cơ quan liên quan như: Ngành Lao động- Thương binh và Xã hội các địa phương, vai trò của tổ chức công đoàn, cơ quan BHXH trong việc quản lý thu BHXH, theo dõi doanh nghiệp- nếu có nghi vấn về việc lách luật dẫn tới ảnh hưởng quyền lợi của người lao động trong tiền lương đóng thì các cơ quan chức năng sẽ vào cuộc xem xét để đảm bảo, tối ưu hóa quyền lợi của người lao động.

Tuy nhiên, cũng theo ông Nam, việc lách luật của các doanh nghiệp rất khó khi Luật BHXH năm 2014 đã quy định và nhấn mạnh quyền của cơ quan BHXH và trách nhiệm của các cơ quan thường trực có liên quan trong việc phối hợp để quản lý các đối tượng, trong đó có doanh nghiệp.

Cụ thể là việc thông tin định kỳ của cơ quan lao động địa phương trong việc thông tin về biến động lao động với cơ quan BHXH hay thông tin đối chiếu của cơ quan cấp phép đầu tư, hay là cơ quan thuế... Việc phối hợp trên nếu được thực hiện tốt sẽ đem lại hiệu quả, hạn chế tối đa tình trạng doanh nghiệp lách luật hoặc điều chỉnh quy định của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động cũng như chính sách đã ban hành.

Lan Ngọc

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này