Giấc mộng ô tô thương hiệu Việt: Chờ đợi sau gần 20 năm thai nghén

11:05 | 08/09/2017
Nhớ ngày mới ra trường những năm 1999 - 2000 của thế kỷ trước, chập chững vào nghề và bắt đầu thử việc tại Tạp chí Công nghiệp (Bộ Công nghiệp cũ), đập vào mắt tôi lúc đó là dự thảo “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020” do Viện Chiến lược chính sách Công nghiệp được giao chắp bút...
giac mong o to thuong hieu viet cho doi sau gan 20 nam thai nghen Công nghiệp ô tô chờ cơ hội cuối
giac mong o to thuong hieu viet cho doi sau gan 20 nam thai nghen 3 tháng, Việt Nam tiêu thụ gần 65.000 ô tô

Ngày 5/10/2004 chính thức được Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt. Khi đó tất cả đều có góc nhìn lạc quan đến năm 2010 tỷ lệ nội địa hóa ô tô sẽ vào khoảng 40%, để khoảng dăm năm sau sẽ có nền công nghiệp ô tô mang thương hiệu Madein Vietnam hoàn chỉnh. Thế nhưng, gần 20 năm trôi qua giấc mơ ấy đến nay vẫn chưa thành.

Từ kế hoạch lần thứ nhất thất bại

Vào năm 1991, thị trường ô tô Việt Nam chứng kiến sự hiện diện của Mekong Auto và Liên doanh Ô tô Hoà Bình (VMC) đi vào hoạt động. Đây cũng là năm đánh dấu sự ra đời của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Thành công vang dội của liên doanh này, sau đó cùng với sự thông thoáng của Luật Đầu tư nước ngoài, thị trường Việt Nam có đến hơn 11 liên doanh, sản xuất lắp ráp ô tô.

giac mong o to thuong hieu viet cho doi sau gan 20 nam thai nghen
Mô hình phát triển xe VinFast

Khi đó, với đà phát triển thần tốc của thị trường ô tô, các nhà hoạch định chính sách đã tham mưu Chính phủ ký banh hành “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020”. Khi đó, các quan chức của Bộ Công nghiệp kỳ vọng với việc ra đời bản quy hoạch này, Việt Nam sẽ sớm có ngành công nghiệp ô tô thực thụ. Bắt đầu từ gia công, rắp ráp, sau nâng dần tỷ lệ nội địa hóa từ 10% lên 20%, 40%, 60% rồi có thể 90%, thậm chí sẽ tiến đến liên doanh sản xuất động cơ.

Sự kỳ vọng đó cũng có cơ sở, khi bên cạnh các ông lớn như Toyota, For… đặt nhà máy tại Việt Nam, thì trong nước cũng dần nổi lên doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô vốn nội là Vinaxuki. Nhưng sự tồn tại của doanh nghiệp này chẳng được bao lâu đã lâm vào vòng “khai tử” trước sự tấn công dữ dội của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và ô tô nhập khẩu.

Không những thế, bản thân các nhà sản xuất trong nước do không thể chế tạo ra các sản phẩm hỗ trợ như vỏ xe, các chi tiết… đành cũng phải chịu cảnh “lắp ráp” thuê cho đối tác. Tiềm lực tài chính nhỏ, năng lực sản xuất, chế tạo không có nên đến nay nền công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn chỉ ở dạng sơ khai. Những Trường Hải đều là sản phẩm của liên doanh, liên kết với các đối tác Hàn Quốc và Nhật Bản để sản xuất, gia công, lắp ráp cho đối tác loại ô tô từ 5 đến 7 chỗ mang thương hiệu của họ. Cạnh đó, tiến hành hợp tác với các đối tác để sản xuất, lắp ráp các loại xe tải, xe khách mang thương hiệu Thaco...

Nói một cách ngắn gọn thị trường ô tô Việt Nam là đất sống của tất cả các hãng ô tô từ cao cấp đến trung bình của các nước Anh, Đức, Nhật, Mỹ, Hàn Quốc. Trong đó, thương hiệu Thaco Truong Hai chỉ mới là đốm sáng nổi lên trong “bể dâu” của thị trường mà xe ngoại thống trị đến 98%. Kế hoạch nền công nghiệp ô tô không thành và tất nhiên những người từng chắp bút cho bản chiến lược phát triển ô tô trước đây có nhiều lý do để biện minh cho sự đổ bể đó.

Đến kỳ vọng ở lần hai

“Ngành công nghiệp ô tô có vai trò, đóng góp rất quan trọng (chỉ tính riêng trong năm 2025, VinFast dự kiến sẽ nộp ngân sách cho thành phố Hải Phòng vượt ngưỡng 20.000 tỷ đồng, bằng toàn bộ nguồn thu nội địa của toàn thành phố Hải Phòng/năm như hiện nay). Ô tô là thương hiệu Quốc gia của một đất nước. Cần phổ cập hoá việc sử dụng ô tô ở nước ta”.

Trích phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại lễ khởi công Nhà máy ô tô VinFast.

Với nhiều lý do khách quan và chủ quan khiến chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam lần thứ nhất không thành, ngày 24/7/2014 Thủ tướng Chính phủ “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Theo đó, quy hoạch xác định mục tiêu tổng quát là: Phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trở thành ngành công nghiệp quan trọng của đất nước, đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường nội địa về các loại xe tải, xe khách thông dụng và một số loại xe chuyên dùng; phấn đấu trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng và một số cụm chi tiết có giá trị cao trong chuỗi sản xuất công nghiệp ô tô thế giới, góp phần vào tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp khác.

Quy hoạch đã đề ra mục tiêu và định hướng cụ thể, các chỉ tiêu cụ thể về tỷ trọng số lượng xe sản xuất lắp ráp trong nước so với tổng nhu cầu nội địa đến năm 2020, 2025 và 2030 đều tăng cụ thể: Ô tô đến 9 chỗ chiếm 60%, 65% và 70%; Ô tô đến từ 10 chỗ trở lên chiếm 90%, 92% và 92%; Ô tô tải 78%, 78% và 80%; Ô tô chuyên dùng 15%, 18% và 20%. Dựa trên năng lực hiện tại và mục tiêu đề ra, tổng số lượng xe ô tô sản xuất trong nước đến năm 2020: 227.500 chiếc; năm 2025: 466.300 chiếc; năm 2030: 862.700 chiếc.

Quy hoạch đã được phê duyệt từ năm 2014, xong 3 năm sau vẫn “áng binh bất động”. Mãi đến ngày 2/9/2017, khi Tập đoàn Vingroup chính thức lễ khởi công Nhà máy ô tô VinFast công suất 500 nghìn xe/năm tại Khu kinh tế Đình Vũ, Hải Phòng (một doanh nghiệp tư nhân tiến quân vào xây dựng ô tô thương hiệu Việt)- người ta mới kỳ vọng rất có thể nền công nghiệp ô tô Việt Nam mới thực sự đi lên từ đây.

Theo đó, toàn bộ quy trình sản xuất được đặt tại Nhà máy VinFast Hải Phòng, quy mô 335 ha, gồm 5 phân xưởng chính: Phân xưởng ép; Phân xưởng thân xe; Phân xưởng sơn; Phân xưởng sản xuất động cơ; Phân xưởng lắp ráp. Trong đó, các cấu phần quan trọng như động cơ và hệ thống kết cấu chính sẽ được mua thiết kế từ những nhà thiết kế hàng đầu châu Âu và Mỹ. Theo công bố của Vingroup, VinFast sẽ ứng dụng công nghệ hiện đại nhất thế giới vào sản xuất, đảm bảo tiêu chuẩn khí thải khắt khe Euro 5.0 và Euro 6.0; đồng thời ưu tiên tối đa sử dụng năng lượng xanh trong quy trình sản xuất tại nhà máy.

Công ty cũng chủ động đầu tư dây chuyền xử lý pin và ắc quy đã qua sử dụng để bảo vệ môi trường. Đặc biệt, với uy tín của Chủ đầu tư Vingroup, VinFast đã quy tụ được đội ngũ chuyên gia hàng đầu thế giới, có kinh nghiệm dày dạn trong lĩnh vực sản xuất ô tô tham gia nghiên cứu, quản lý sản xuất. VinFast cũng sẽ hỗ trợ và hợp tác với các nhà sản xuất Việt Nam để cùng sản xuất và phát triển các linh kiện, từng bước đạt được tỷ lệ nội địa hóa 60%, làm chủ công nghệ và hướng tới xuất khẩu sang các quốc gia trong khu vực.

Dù chưa ra lò, nhưng việc một tập đoàn tư nhân từng thành công trên các lĩnh vực bất động sản, nghỉ dưỡng, du lịch, thương mại… tiến quân vào lĩnh vực sản xuất ô tô được cho là khởi sự cho chiến lược phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam lần thứ hai thành công.

Lê Hà

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này