Lệ thuộc mạng xã hội nguyên nhân gây tăng động giảm chú ý ở trẻ

19:56 | 03/09/2017
Theo Ths Đào Thị Thủy, Điều dưỡng trưởng khoa Tâm bệnh (Bệnh viện Nhi Trung ương), tăng động giảm chú ý là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em. Nếu trẻ không được điều trị tốt thì việc hình thành tính cách, hành vi, tâm lý trong tương lai cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
le thuoc mang xa hoi nguyen nhan gay tang dong giam chu y o tre Hàng năm có 12.000 trẻ mới sinh mắc chứng tim bẩm sinh
le thuoc mang xa hoi nguyen nhan gay tang dong giam chu y o tre Cháu bé hơn 1 tuổi bị bạo hành chấn thương sọ não được xuất viện
le thuoc mang xa hoi nguyen nhan gay tang dong giam chu y o tre Câu chuyện phía sau của cháu bé 1 tuổi bị bạo hành chấn thương sọ não

Có nhiều nguyên nhân gây lên tình trạng tăng động giảm chú ý ở trẻ. Tuy nhiên, theo Ths Thủy, thì yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này. Đặc biệt, đối với những trẻ bị lôi cuốn vào điện tử, nghiện internet, xem tivi quá nhiều...cũng là một trong những lý do chính của tình trạng tăng động giảm chứ ý.

le thuoc mang xa hoi nguyen nhan gay tang dong giam chu y o tre
Di truyền cũng là một trong những nguyên nhân gây tình trạng tăng động giảm chú ý ở trẻ. Ảnh minh họa.

Khi trẻ bị tăng động giảm chú ý thường có những biểu hiện hành vi hiếu động quá mức và giảm khả năng tập trung. Cụ thể, trẻ hay bồn chồn, luôn cử động chân tay, ngồi không yên. Thường xuyên chạy nhảy, leo trèo hoặc rời bỏ chỗ ngồi ở nơi cần ngồi yên. Trẻ trả lời bột phát khi chưa nghe hết câu hỏi. Đặc biệt, trẻ cảm thấy khó khăn khi phải chờ đợi hoặc phải xếp hàng chờ theo thứ tự.

Ngoài ra trẻ còn bị giảm chú ý, dễ bị mất tập trung do tác động bên ngoài. Không cẩn thận, không chú ý tỉ mỉ, hay gây sai sót. Trẻ ít tuân theo sự hướng dẫn, hay làm mất đồ dùng, đồ chơi.

Bởi vậy, ngay khi thấy trẻ có những triệu chứng bất thường, nghi ngờ bị tăng động giảm chú ý, các bậc phụ huynh nên cho trẻ đi khám bác sĩ tâm lý trẻ em để được đánh giá và tư vấn. Tại đó, trẻ có thể được làm các trắc nghiệm tâm lý về trí tuệ, cảm xúc, hành vi, … Bên cạnh đó, những chuyên gia khác cùng giúp đỡ trẻ như hoạt động trị liệu, giáo dục đặc biệt.

Đặc biệt, theo Ths Thủy, để giúp đỡ khi trẻ bị tăng động giảm chú ý thì vai trò của gia đình rất quan trọng. Và phương pháp giúp đỡ trẻ tốt nhất là gia đình tăng cường tập trung chú ý cho trẻ. Cụ thể, cần tạo môi trường yên tĩnh khi trẻ học tập. Tạo cho trẻ chú ý nghe nhìn khi mọi người nói. Tránh quá nhiều việc, nhiều thứ cùng lúc làm trẻ mất tập trung và nên cho trẻ chơi trò chơi tĩnh, đòi hỏi phải tư duy.

Đồng thời, cần tạo điều kiện cho trẻ hoàn thành tốt công việc, học tập như: Lập thời gian biểu và nhắc nhở trẻ thực hiện; Cho trẻ tham gia thể dục, thể thao vừa sức. Tránh chơi game, không chơi trò chơi bạo lực…

Ths Đào Thị Thủy, Điều dưỡng trưởng khoa Tâm bệnh (Bệnh viện Nhi Trung ương) khuyến cáo các bậc phụ huynh, khi thấy trẻ có biểu hiện bị tăng động giảm chú ý, cần cho trẻ thực hiện các liệu pháp hành vi. Giải thích cho trẻ hiểu những việc cần phải làm. Hướng dẫn, nhắc nhở và kiểm tra trẻ trong học tập, công việc. Thường xuyên khuyến khích hành vi tốt của trẻ bằng lời nhẹ nhàng và khen thưởng động viên kịp thời. Khi trẻ mắc lỗi, cần kiên trì nhắc nhở, giải thích kiểm soát hành vi. Nếu không sửa lỗi có thể phạt bằng hình thức phù hợp như thời gian tách biệt, trả giá hành vi, … có giải thích lý do, nhưng tránh đánh mắng trẻ.

Minh Khuê

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này