Tổ chức, hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước: Đổi mới để phát triển

18:22 | 24/08/2017
Bộ Tư pháp đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL) trong đó đề xuất quy định về tổ chức và hoạt động của Trung tâm TGPL nhà nước. Nhiều điểm mới liên quan đến hoạt động của Trung tâm TGPL sẽ bảo đảm hoạt động TGPL chất lượng, chuyên nghiệp.
to chuc hoat dong cua trung tam tro giup phap ly nha nuoc doi moi de phat trien Tăng cường hành lang pháp lý cho loại hình căn hộ-khách sạn
to chuc hoat dong cua trung tam tro giup phap ly nha nuoc doi moi de phat trien Tầm quan trọng của Bộ Tư pháp đối với hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Theo đó, Trung tâm TGPL nhà nước có Giám đốc, Phó Giám đốc, Trợ giúp viên pháp lý, viên chức và người lao động khác. Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm phải là Trợ giúp viên pháp lý. Giám đốc Trung tâm, Phó Giám đốc Trung tâm do Giám đốc Sở Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

Giám đốc Trung tâm là người đứng đầu Trung tâm và là người đại diện theo pháp luật của Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Tư pháp và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm. Phó Giám đốc Trung tâm là người giúp việc Giám đốc Trung tâm, phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác do Giám đốc Trung tâm phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm về kết quả công tác được giao. Trung tâm có các bộ phận chuyên môn để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Trợ giúp pháp lý và pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập.

to chuc hoat dong cua trung tam tro giup phap ly nha nuoc doi moi de phat trien
Ảnh minh họa.

Về tiêu chuẩn bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc Trung tâm, theo dự thảo, trợ giúp viên pháp lý có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được đề nghị bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm: Có ít nhất 3 năm là Trợ giúp viên pháp lý hoặc ít nhất 5 năm làm công tác pháp luật có liên quan tới trợ giúp pháp lý; có đủ điều kiện, tiêu chuẩn đối với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Dự thảo nêu rõ, Giám đốc Trung tâm bị miễn nhiệm khi không còn đủ tiêu chuẩn quy định, chuyển làm công tác khác hoặc nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động hay vì lý do sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do chính đáng khác mà xét thấy không thể bảo đảm hoàn thành công việc được giao.

Giám đốc Trung tâm bị cách chức khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Có một trong các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật TGPL mà xét thấy không còn đủ điều kiện để đảm nhiệm chức vụ; Vi phạm nghiêm trọng quy tắc nghề nghiệp TGPL; Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức theo quy định của pháp luật về công chức.

Đối với số lượng người làm việc, cơ sở vật chất của Trung tâm, theo dự thảo, căn cứ vào khối lượng công việc, tính chất, đặc điểm hoạt động chuyên môn nghiệp vụ và yêu cầu của công tác TGPL theo đề xuất của Giám đốc Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định số lượng người làm việc của Trung tâm và bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho Trung tâm. Việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức, người lao động của Trung tâm thực hiện theo quy định của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức, người lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

Trung tâm được sử dụng kinh phí nghiệp vụ để phục vụ việc thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý và các hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Trợ giúp pháp lý. Hàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm, Trung tâm lập dự toán kinh phí bảo đảm hoạt động gửi Sở Tư pháp tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí hoạt động của mình được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Theo luật sư Trịnh Nam Ninh (Đoàn luật sư TP Hà Nội): Hệ thống TGPL ở Việt Nam hình thành từ năm 1997, đặc biệt, sự ra đời của Luật TGPL năm 2006 đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng của công tác này. Tuy nhiên, từ thực tế công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực TGPL, còn nhiều bất cập, hạn chế trong tổ chức và hoạt động TGPL những năm gần đây. Hoạt động TGPL nhìn chung chưa bảo đảm đúng trọng tâm là cung cấp vụ việc TGPL, nhất là trong lĩnh vực tham gia tố tụng mà còn dàn trải theo nhiều hình thức TGPL khác (như in ấn tờ rơi, tờ gấp, sinh hoạt Câu lạc bộ TGPL, TGPL lưu động).

Mặt khác, các hoạt động truyền thông về TGPL cũng chưa được thực hiện đúng trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng dẫn đến mục đích và hiệu quả chưa cao. Trên thực tế, các vụ việc tố tụng hình sự phần lớn do các cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến, số lượng vụ việc do người dân tự tìm đến và yêu cầu Trung tâm hoặc Chi nhánh thực hiện còn khiêm tốn. Bên cạnh đó, có tình trạng trợ giúp viên pháp lý chưa thực sự chuyên nghiệp trong tham gia tố tụng. Số lượng vụ việc tham gia tố tụng của trợ giúp viên pháp lý còn thấp, cá biệt vẫn còn một số địa phương trợ giúp viên pháp lý chưa tham gia tố tụng...

Chính vì vậy, đề xuất tổ chức, hoạt động của Trung tâm TGPL nhà nước là hết sức cần thiết, bảo đảm hoạt động TGPL chất lượng, chuyên nghiệp, phát triển bền vững, tập trung thực hiện vụ việc TGPL đáp ứng nhu cầu của các đối tượng thuộc diện được TGPL; xây dựng đội ngũ trợ giúp viên pháp lý có đủ năng lực, trình độ tham gia tố tụng, đồng thời thu hút đông đảo đội ngũ luật sư giỏi, có kinh nghiệm tham gia thực hiện TGPL và sau năm 2025 hướng tới mục tiêu người thực hiện TGPL chủ yếu là luật sư; đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động TGPL, tăng cường công tác quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm cho người được TGPL hưởng dịch vụ TGPL có chất lượng cao.

H.Duy

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này