Sẽ còn nhiều chuyện

17:52 | 17/08/2017
Bác nói “thánh thật”. Chú lại định nhờ vả gì hay sao mà “khéo nịnh” thế? Không “nịnh” tý nào. Hôm qua bác chả nói “chuyện nhỏ hóa to” là gì. Ý chú lại muốn nhắc đến cái BOT Cai Lậy phải không?
se con nhieu chuyen 58277 Lại chuyện “nhỏ…hoá to!”
se con nhieu chuyen 58277 Thế là xong ư!
se con nhieu chuyen 58277 Đáng lo thay!

- Thì nó đấy bác. Suốt mấy hôm cứ căng như dây đàn. Lan đến cả bàn nghị sự. Đến nỗi có đại biểu QH phải đặt dấu hỏi “có nhóm lợi ích đứng sau BOT”, rồi lãnh đạo Tiền Giang và bộ GTVT phải họp bàn gấp.

- Dưng tớ nghe đâu cơ quan pháp luật “hỏi” đến mấy anh lái xe “tiền lẻ”, có đúng vậy không?

- “Hỏi” thì “hỏi” thôi, chứ bác chả nói tiền lẻ, tiền chẵn cũng là tiền được phép lưu hành, sao mà “hỏi” được. Có điều là “làm khó” nhau tý thôi.

- Tớ cũng nghĩ thế, dưng nghe phân tích cũng thấy có tý cái sai đấy.

- Sai ở đâu bác?

- Trả bằng tiền lẻ thì được, dưng vo viên, cho trong chai nước, gây khó cho nhân viên kiểm tiền là sai rồi.

- Kể ra cũng có tý sai thật, dưng rõ ràng nó đã tạo nên hiệu ứng xã hội. Anh Giao thông nói sẽ xem xét giảm phí ở Cai Lậy, và điều này hay nữa này…

- Điều gì thế bác?

- Đại diện anh Giao thông cho biết Bộ này đã báo cáo Chính phủ và đề nghị không thực hiện BOT trên các tuyến đường hiện hữu (nghĩa là không BOT sửa chữa, nâng cấp), chỉ đầu tư BOT trên những dự án mới hoàn toàn để người dân có được lựa chọn.

- Hay quá, như vậy mới thực sự thuyết phục. Em nhớ cách đây 5 năm…

- Gớm, chú liên hệ gì mà xa tít mù khơi thế?

- Chả xa tý nào, vẫn còn nóng hôi hổi nhé. Ngày đó tại một buổi họp thường kỳ, tư lệnh ngành Giao thông khi nói rõ về các loại phí mà bộ này đề xuất thu của ô tô, xe máy, cho rằng: “Việc đóng phí thể hiện sự yêu nước nên người dân phải thấy hạnh phúc và tự hào”.

- Điều này đúng quá còn gì. Đóng phí tức là xây dựng đất nước mà.

- Rõ là thế, dưng nếu như nếu có chuyện “lợi ích nhóm” thì những đồng tiền phí ấy mất đi cái mục đích “yêu nước” bác ạ. Em đơn cử như vừa rồi kiểm toán có 27 dự án BOT mà giảm thời hạn thu phí tới 100 năm, có dự án giảm tới 20 năm, đó bác. Vậy thử hỏi, nếu không có kiểm toán thì những đồng tiền phí thu quá hạn đó sẽ sử dụng vào đâu?

- Chú phân tích cũng có lý. Quay lại câu chuyện anh GTVT đã báo cáo Chính phủ và đề nghị không thực hiện BOT trên các tuyến đường hiện hữu (nghĩa là không BOT sửa chữa, nâng cấp), chỉ đầu tư BOT trên những dự án mới hoàn toàn để người dân có được lựa chọn. Tớ thấy chí lý quá. Đấy như hiện nay, tớ lấy ví dụ tuyến Pháp Vân – Cầu Giẽ chỉ là cải tạo làm lại bề mặt thôi mà thu phí cao như làm mới, tớ thấy không ổn.

- Đã nói chuyện trước thì em cũng xin nói lại. Cái ngày anh GTVT trình chủ trương thu phí bảo trì đường bộ được gọi là “yêu nước” đó, có giải thích rằng, thu phí trên đầu ô tô, xe máy để từng bước giảm và loại bỏ các trạm BOT, vậy mà thế nào bác biết rồi đấy.

- Không những bỏ mà trạm BOT ngày càng “dày” chứ gì. Lại còn cái quy định các trạm phải cách nhau ít nhất 70km nữa, có thấy thực hiện nghiêm đâu.

- Rồi đã có phí bảo trì thì các tuyến đường cải tạo, nâng cấp phải dùng quỹ này chứ, sao có thể BOT để rồi lại đặt trạm thu phí được.

- Tóm lại, chủ trương BOT để phát triển hạ tầng là một chủ trương cần và rất đúng, song cũng cần minh bạch và hợp lý, nếu không vấn đề BOT sẽ còn nhiều chuyện đáng bàn.

Thiện Tâm

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này