Hạn chế tối đa bạo lực học đường

17:07 | 21/07/2017
Tư vấn cho học sinh có nguy cơ bị bạo lực học đường là một trong những biện pháp nhằm hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường (BLHĐ) được nêu tại Nghị định 80/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/9/2017, quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống BLHĐ.
tin nhap 20170721164427 Bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện
tin nhap 20170721164427 Chung tay xóa bỏ bạo lực học đường với LGBTQ
tin nhap 20170721164427
Ảnh minh họa.Nguồn congly.vn

Theo đó, để phòng, chống bạo lực học đường, Nghị định 80/2017/NĐ-CP nêu rõ, đối với các cơ sở giáo dục phải có các biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường. Cụ thể, cần tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường; về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân; Giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại người học; phòng, chống bạo lực học đường; bạo lực trẻ em trên môi trường mạng cho người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục và gia đình người học; giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho người học; Công khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường và các kênh tiếp nhận thông tin, tố giác về bạo lực học đường; Tổ chức kiểm tra, giám sát, thu thập và xử lý thông tin liên quan đến bạo lực học đường; Thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với người học.

Về biện pháp hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường, nghị định quy định: các cơ sở giáo dục cần phát hiện kịp thời người học có hành vi gây gổ, có nguy cơ gây bạo lực học đường, người học có nguy cơ bị bạo lực học đường; Đánh giá mức độ nguy cơ, hình thức bạo lực có thể xảy ra để có biện pháp ngăn chặn, hỗ trợ cụ thể; Thực hiện tham vấn, tư vấn cho người học có nguy cơ bị bạo lực và gây ra bạo lực nhằm ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực.

Ngoài ra, nghị định cũng quy định trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức và cá nhân có liên quan bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục và lớp độc lập thuộc phạm vi quản lý. Hướng dẫn việc lồng ghép, tích hợp nội dung, kiến thức về bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường vào kế hoạch giáo dục của cơ sở giáo dục và lớp độc lập thuộc phạm vi quản lý. Hướng dẫn công tác tư vấn học đường, công tác xã hội trường học. Tổ chức thanh tra, kiểm tra cơ sở giáo dục và lớp độc lập thuộc phạm vi quản lý trong việc thực hiện các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.

Bộ Công an có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn công an các cấp phối hợp với cơ sở giáo dục bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trường học, phòng, chống vi phạm pháp luật và phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các vụ việc bạo lực học đường.

P.Thắng

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này