Coi trọng công tác hòa giải để không biến vụ án dân sự thành hình sự

07:49 | 12/07/2017
Tại buổi giao ban báo chí thường kỳ do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều ngày 11/7, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Hồ Xuân Hương cho biết, trong 6 tháng đầu năm, toàn TP Hà Nội tiến hành hòa giải thành công 3.152 vụ việc, đạt tỷ lệ 74,6% .
coi trong cong tac hoa giai de khong bien vu an dan su thanh hinh su Cửa hàng xăng dầu Ngang nhiên chiếm vỉa hè!
coi trong cong tac hoa giai de khong bien vu an dan su thanh hinh su Sắp khởi tố vụ án liên quan đến vi phạm trật tự xây dựng
coi trong cong tac hoa giai de khong bien vu an dan su thanh hinh su Lái xe hất CSGT xuống đường đối mặt với hai tội danh?

Theo bà Hương thời gian qua Sở Tư pháp Hà Nội luôn lưu ý các quận, huyện quan tâm đến công tác hòa giải để không biến các vụ việc từ dân sự thành hình sự. Trong 6 tháng đầu năm toàn TP đã tiến hành hòa giải thành công 3.152/4.227 vụ việc, đạt tỷ lệ 74,6%.

coi trong cong tac hoa giai de khong bien vu an dan su thanh hinh su
Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Hồ Xuân Hương thông tin tại hội nghị.

Bên cạnh đó, trong chuyên mục hòa giải ở cơ sở của trang Thông tin tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật của TP đã đẩy mạnh đăng tải tin, bài viết về gương người tốt việc tốt trong thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở, câu chuyện hòa giải trong thực tế cuộc sống, góp phần nâng cao kỹ năng hòa giải cho đội ngũ hòa giải viên và vị thế của hòa giải viên trên địa bàn TP.

Cũng theo Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội, để tăng cường công tác hòa giải việc củng cố, kiện toàn, thành lập mới tổ hoà giải, tổ trưởng và các hòa giải viên ở cơ sở đang được các địa phương triển khai thực hiện theo quy định. Việc hỗ trợ kinh phí đối với hoạt động của các tổ hòa giải ở cơ sở năm 2017 được UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện tốt. Mức độ hỗ trợ kinh phí cho các vụ việc hòa giải hiện tùy thuộc vào điều kiện địa phương để chi với mức chi từ 100- 200 nghìn đồng/vụ.

Cũng tại buổi giao ban báo chí bà Hồ Xuân Hương thông tin hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường tiếp tục được ngành quan tâm triển khai có hiệu quả ở các cấp học.

Theo đó, với giáo dục mầm non, tiếp tục giảng dạy hiệu quả một số nội dung pháp luật đơn giản về giao thông, gia đình, môi trường, vệ sinh nơi công cộng, vệ sinh an toàn thực phẩm,… Nội dung giáo dục được đưa vào các trò chơi ở lứa tuổi mẫu giáo, nhằm hình thành tâm lý ban đầu mang tính luật, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em vào học lớp 1.

Đối với giáo dục phổ thông, tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học môn học đạo đức, giáo dục công dân theo hướng cung cấp các kiến thức, rèn luyện kỹ năng thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền và nghĩa vụ trong các lĩnh vực pháp luật gắn với cuộc sống và học tập của học sinh.

Chú trọng các nội dung về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng, chống tệ nạn xã hội… Đặc biệt, chú trọng giáo dục nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, thói quen hành xử theo pháp luật của học sinh. Đồng thời tiến hành đa dạng hóa, nâng cao chất lượng các hình thức giáo dục ngoại khóa, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như tổ chức báo cáo chuyên đề, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, lồng ghép nội dung pháp luật vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ.

Nguyễn Công

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này