Chất vấn, tái chất vấn tại Kỳ họp thứ tư HĐND TP khoá XV

Nhiều vấn đề dân sinh bức xúc được giải quyết thỏa đáng

10:03 | 06/07/2017
Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc nhận định, phần trả lời chất vấn và tái chất vấn của các đồng chí lãnh đạo UBND TP, các sở ban ngành, Chủ tịch UBND các quận huyện đã phần nào đáp ứng yêu cầu của đại biểu và cử tri.
nhieu van de dan sinh buc xuc duoc giai quyet thoa dang Mong giải quyết dứt điểm những vấn đề dân sinh bức xúc
nhieu van de dan sinh buc xuc duoc giai quyet thoa dang Thanh tra những vấn đề dân sinh bức xúc
nhieu van de dan sinh buc xuc duoc giai quyet thoa dang Chọn những vấn đề dân sinh bức xúc

Thành phố quyết liệt thực hiện kiến nghị của cử tri

Báo cáo kết quả thực hiện kết luận phiên chất vấn của Chủ tọa tại kỳ họp thứ ba HĐND thành phố Hà Nội khóa XV, trong đó có 3 nhóm vấn đề phòng cháy chữa cháy (PCCC); quản lý đô thị và an toàn thực phẩm, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thế Hùng cho biết: Căn cứ kết luận của Chủ tọa tại kỳ họp thứ ba HĐND Thành phố khóa XV, kiến nghị của các đoàn giám sát, kiến nghị của cử tri, UBND Thành phố đã khẩn trương chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND quận, huyện, thị xã tập trung giải quyết dứt điểm và báo cáo kết quả đến các vị đại biểu HĐND Thành phố.

nhieu van de dan sinh buc xuc duoc giai quyet thoa dang
Toàn cảnh đại biểu dự phiên chất vấn.

Về nhóm vấn đề quản lý trật tự đô thị và xây dựng Thành phố tập trung chỉ đạo, triển khai hiệu quả Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 26/5/2016 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác đảm bảo trật tự và văn minh đô thị; chỉ đạo xử lý dứt điểm đối với các công trình “siêu mỏng, siêu méo” cũ và mới phát sinh ở hai bên tuyến đường mới mở trên địa bàn Thành phố; Chỉ đạo xử lý các vi phạm lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để bảo vệ kết cấu hạ tầng tuyến đường...

Về công tác PCCC, Thành phố đẩy mạnh đổi mới tuyên truyền, nêu cao ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong tuân thủ các quy định về công tác PCCC. Tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm những vi phạm về lĩnh vực PCCC; rà soát, bổ sung quy hoạch PCCC nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị của Thành phố…

Về nhóm vấn đề An toàn thực phẩm, UBND Thành phố đã chỉ đạo rà soát tất cả các đề án, quy hoạch, kế hoạch liên quan đến việc tạo nguồn thực phẩm sạch cho người dân Thủ đô đã được Thành phố phê duyệt và đang thực hiện trên địa bàn như: Đề án sản xuất và tiêu thụ rau an toàn; Quy hoạch phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020 định hướng 2030; Quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020; Đề án sắp xếp chợ; Đề án chăn nuôi gia súc…

Đến nay, Đề án sản xuất tiêu thụ rau an toàn thành phố Hà Nội đã hoàn thành, kết quả đạt được đáng ghi nhận. Từ các hoạt động của đề án đã tác động tích cực, làm thay đổi tập quán canh tác và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của nông dân.

Tái chất vấn vẫn “nóng” chuyện vi phạm trật tự xây dựng và PCCC

Sau báo cáo kết quả thực hiện chất vấn của đại biểu tại Kỳ họp thứ ba của Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Hùng, các đại biểu tiếp tục tái chất vấn về tình trạng vi phạm trong quản lý xây dựng, đặc biệt là vi phạm xây dựng trên đất nông nghiệp. Giải trình về những sai phạm về quản lý trật tự xây dựng ở địa phương, người đăng đàn đầu tiên - Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Phạm Văn Châm cho biết: Quá trình phát triển đô thị ở Đông Anh chưa đồng bộ, một số vùng đất nông nghiệp bị chia cắt, diện tích đất dành cho nông nghiệp cũng bị thu hẹp lại.

nhieu van de dan sinh buc xuc duoc giai quyet thoa dang

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung:

Khắc phục những hạn chế tồn tại để hoàn thành nhiệm vụ

Phát biểu tại Kỳ họp thứ tư, HĐND TP khoá XV, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2017 bên cạnh những vấn đề đạt được như báo cáo trước HĐNDTP, hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại. Đó là những vấn đề ô nhiễm môi trường, cấp nước sạch, mất điện, trật tự an toàn xã hội, giáo dục, chế độ chính sách cho cán bộ cơ sở, an toàn thực phẩm, lấn chiếm lòng đường vỉa hè, quy hoạch, xây dựng…

Toàn bộ nội dung này, Thành phố cũng đã thẳng thắn nhìn nhận đánh giá và xác định 23 tồn tại, từ đó xây dựng thành 21 kế hoạch. Trong thời gian tới Thành phố sẽ tiếp tục bám sát những tồn tại để từng bước khắc phục đáp ứng mong mỏi của người dân Thủ đô.

Về vấn đề cây xanh, Chủ tịch UBND TP cho biết, vừa qua, dư luận cũng ồn ào xung quanh việc Hà Nội trồng lại cây xung quanh hồ Hoàn Kiếm, tuy nhiên lãnh đạo Thành phố và lãnh đạo các sở ban ngành Thành phố chưa ai đặt vấn đề về việc này. Chủ tịch Nguyễn Đức Chung mong muốn, cử tri Thủ đô cùng đồng hành với Thành phố để giải quyết vấn đề cây xanh và khẳng định sẽ đảm bảo hoàn thành mục tiêu tăng tỷ lệ cây xanh trên đầu người trong thời gian tới.

Về Chính phủ điện tử theo kế hoạch giữa năm 2019, Hà Nội sẽ cơ bản có kho cơ sở dữ liệu đất đai làm nền tảng cho bản đồ kỹ thuật số, làm cơ sở xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp thuộc Thành phố. Theo mục tiêu, đến tháng 12 tới đây, giai đoạn 1 trung tâm điều hành chung về công nghệ thông tin của Thành phố sẽ hoàn thành…

Trong khi đó công tác chuyển đổi việc làm chưa cao, nhiều việc làm tự phát xảy ra dẫn đến vi phạm đất đai.Về vi phạm trật tự xây dựng và quản lý đất đai tại xã Hải Bối và Nguyên Khê, ông Châm cho biết do công tác quản lý ở địa phương yếu kém. Có thời điểm, chính quyền buông lỏng quản lý, khi phát hiện sai phạm không xử lý dứt điểm. Trong đó cũng có cả những hạn chế của lãnh đạo cấp huyện. Sai phạm ở xã Nguyên Khê, huyện hứa sẽ xử lý xong trước ngày 15/7, sai phạm ở xã Hải Bối huyện xử lý trong 6 tháng cuối năm nay và sẽ không để phát sinh vi phạm mới.

Tiếp phần trả lời tái chất vấn, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Đoàn Văn Trọng cho biết, các công trình vi phạm của huyện nằm rải rác ở 16 xã, thị trấn. Chủ yếu là vi phạm xây tường bảo vệ ruộng, lều lán trông coi rau mùa ...6 tháng đầu năm huyện giải quyết được 38 công trình, trong đó 30 công trình người dân tự tháo dỡ và 8 hộ xử lý cưỡng chế trong 2-3 ngày. Trong 21 hộ đang xử lý, việc làm nhà trên đất ruộng có 7 hộ và đang được tạm dừng. Việc xây trái phép trong quá trình dồn điền đổi thửa là có xảy ra và huyện sẽ ngăn ngặn kịp thời, hỗ trợ người dân làm theo đúng quy định. Chủ tịch UBND huyện Mê Linh cũng cho rằng, việc để xảy ra vi phạm là trách nhiệm của huyện khi công tác tuyên truyền chưa tốt. Giải pháp là huyện sẽ có những chuyên đề quản lý đất đai để các lãnh đạo xác định trách nhiệm và biện pháp.

Cũng đăng đàn trả lời về các vi phạm trong xây dựng ở huyện, Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì Vũ Văn Nhàn cho rằng, tình trạng vi phạm trên địa bàn huyện là phức tạp tuy nhiên 6 tháng đầu năm 2017 huyện rất sát sao thanh kiểm tra công tác này. Hằng tuần tại buổi giao ban với lãnh đạo huyện, đội thanh tra xây dựng báo cáo tình hình cũng như công tác xử lý, không để tồn đọng.Từ tháng 11/2016 huyện triển khai giải pháp vi phạm đến đâu xử lý đến đó không để phát sinh vi phạm mới.

Trả lời thêm về các vấn đề trên, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Sửu cho rằng: về công tác PCCC, Thành phó đã giao cho cơ quan PCCC tuyên truyền và đào tạo kỹ năng cho người dân. Các doanh nghiệp (DN), đội dân phòng đã thực hiện khá tốt việc tuyên truyền. Tuy nhiên một số khu vực, nơi sinh hoạt, hộ dân cư, xã phường đã được tuyên truyền vẫn xảy ra hỏa hoạn. Thành phố sẽ có biện pháp xử lý đối với các chủ DN vi phạm, đồng thời cũng nên khuyến khích khen ngợi các chủ DN thực hiện tốt công tác PCCC.

Về vấn đề An toàn thực phẩm, theo Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Sửu, trong 6 tháng vừa qua Thành phố có nhiều tiến bộ được Chính phủ đánh giá rất cao từ khâu sản xuất đến lưu thông. Hiện Thành phố có 7 cơ sở giết mổ, sắp tới, ngoài việc thu hút đầu tư xã hội hóa, Thành phố có thể sẽ dùng ngân sách để xây dựng hạ tầng xung quanh. Bên cạnh đó, Thành phố cũng sẽ tích cực quy hoạch các chợ trên địa bàn, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và lĩnh vực an toàn thực phẩm. Về tình trạng vi phạm quản lý xây dựng, Phó Chủ tịch cho rằng, chất lượng của cán bộ quản lý địa bàn, thái độ kiên quyết của chính quyền địa phương trong việc xử lý chưa đạt yêu cầu.

Ý thức chấp hành của chủ đầu tư và bộ phận người dân chưa tốt, nhiều trường hợp cố tình vi phạm. Sự phối hợp chỉ đạo liên ngành, liên cấp chưa hiệu quả…Thành phố sẽ kiên quyết xử lý nghiêm chủ đầu tư vi phạm. Những trường hợp vi phạm nghiêm trọng, cố tình vi phạm nhiều lần đề nghị chuyển sang Thanh tra Thành phố và Công an Thành phố để xem xét vấn đề hình sự.

Chất vấn xoay quanh nhóm vấn để quản lý chợ

Bắt đầu phiên chất vấn, các đại biểu đã nêu nhiều vấn để xoay quanh quản lý chợ như chất lượng các chợ không đảm bảo, trong chợ còn nhiều hàng giả, hàng nhái; nguồn gốc hàng hóa trong chợ không rõ ràng; một số chợ chuyển đổi hoạt động kém hiệu quả? Nhiều điểm chợ cóc chợ tạm chưa được giải tỏa, sắp xếp lại…

nhieu van de dan sinh buc xuc duoc giai quyet thoa dang

Chủ tịch HĐNTP Nguyễn Thị Bích Ngọc:

Kỳ họp thứ tư HĐND khóa XV thành công tốt đẹp

Phát biểu bế mạc kỳ họp, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, HĐND Thành phố ghi nhận và đánh giá cao sự tập trung, năng động của UBND Thành phố trong công tác chỉ đạo, điều hành, đổi mới phương thức lãnh đạo, quyết tâm khắc phục các khuyết điểm, hạn chế để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị quan trọng 6 tháng đầu năm. Tại kỳ họp lần này, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, thu, chi ngân sách 6 tháng cuối năm 2017 của Thành phố.

Kỳ họp này HĐNDTP cũng đã thông qua 11 nghị quyết chuyên đề với tỷ lệ thống nhất cao. Những nghị quyết được ban hành đúng quy định, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố; là căn cứ, cơ sở pháp lý quan trọng để Thành phố sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực và tạo sự chủ động cho các cấp, các ngành triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 và những năm tiếp theo.

Để hoàn thành các kế hoạch đã đề ra, Chủ tịch HĐNDTP Nguyễn Thị Bích Ngọc đề nghị các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và nhân dân Thủ đô tiếp tục phấn đấu cao nhất để hoàn thành mục tiêu, các nhiệm vụ của kế hoạch năm 2017, trọng tâm là tiếp tục thực hiện “Năm kỷ cương hành chính 2017”, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kinh tế xã hội của năm 2017.

Trả lời chất vấn, Giám đốc Sở Công thương Lê hồng Thăng cho biết, đến nay có 22 quận huyện xây dựng kế hoạch chuyển đổi chợ. Quá trình này còn chậm bởi trong tổng số 454 chợ thì có 128 chợ lán tạm nên gây khó khăn cho kế hoạch chuyển đổi. Theo kế hoạch các quận huyện sẽ hoàn thành kế hoạch chuyển đổi trong tháng 8/2017, sở ban ngành thẩm định trong tháng 9 và UBND TP sẽ phê duyệt trong tháng 10. Về vấn đề ATVSTP, ông Thăng cho biết, trong quy hoạch Thành phố luôn gắn chợ với vấn đề dân sinh. Trong thời gian qua Thành phố đã có nhiều giải pháp để xã hội hóa nhưng gặp nhiều khó khăn. Theo Quyết định 40 của Thủ tướng Chính phủ, các tỉnh thành phố không gặp khó khăn thì không được dùng ngân sách đầu tư tập trung. Thay vào đó, chủ trương của Thành phố là các quận huyện có thể dùng ngân sách của mình để đầu tư cải tạo hệ thống chợ, mở đường cho sự cải tạo chợ hiệu quả.

Để đảm bảo ATVSTP trong hệ thống chợ truyền thống, đầu tiên phải tạo nguồn hàng an toàn. Vừa qua, Thành phố đã giao cho sở NN&PTNT xây dựng các chuỗi, mô hình, đồng thời làm việc với các tỉnh thành để tạo nguồn hàng sạch cung ứng cho Thành phố. Bên cạnh đó, tăng cường tập huấn, tuyên truyền vận động hộ kinh doanh trong chợ, cấp giấy chứng nhận cho các hộ kinh doanh đảm bảo ATTP trong chợ.

Về vấn đề chợ cóc, Giám đốc Sở Công thương cho biết, cuối năm 2016 trên địa bàn có 53 chợ cóc. Qua Tết nguyên đán, chợ cóc mọc thêm lên hơn 213 chợ. Trong đợt ra quân thiết lập trật tự đô thị vừa qua đã xử lý được hơn 102 chợ, hiện còn 111 chợ. Mặc dù các lực lượng chức năng đã quyết liệt xử lý nhưng do thói quen của người dân nên việc này đang gặp khó.

Trả lời thêm các vấn đề đại biểu nêu, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Doãn Toản cho rằng, tăng cường quản lý chợ với Thành phố Hà Nội đặc biệt quan trọng. Năm 2012, TP đã phê duyệt quy hoạch chợ trên địa bàn. TP đã ban hành 13 văn bản chỉ đạo cụ thể trong việc phát triển, quản lý chợ. UBND TP ban hành công văn ngày 5/5/2017 giao sở, ban, ngành 30 đầu việc, được các ngành các cấp tập trung triển khai. Về việc chuyển đổi chợ, khó khăn từ phía các hộ kinh doanh cho rằng sẽ phải chịu mức phí cao hơn khi chuyển đổi từ ban quản lý sang hình thức doanh nghiệp. Phó Chủ tịch Nguyễn Doãn Toản đề nghị các quận huyện rà soát, ưu tiên chuyển đổi những chợ đủ điều kiện, tránh trường hợp đưa ra kế hoạch không sát thực tế. Về 6 trung tâm thương mại chậm tiến độ, Phó Chủ tịch cho biết, UBND TP giao Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư lắng nghe các chủ đầu tư để thúc đẩy nhanh dự án.

Phát biểu kết thúc phiên chất vấn và tái chất vấn, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc cho rằng, các nhóm vấn đề lựa chọn trong phiên làm việc đã được chất vấn, tái chất vấn trong nhiều kỳ, có sự chuyển biến tích cực ở một số lĩnh vực, nhưng vẫn chưa đạt được yêu cầu của cử tri..

“Qua ý kiến các đại biểu, có thể thấy UBND TP đã nghiêm túc, kịp thời triển khai các kết luận của HĐND. 22 đầu việc trong kết luận ngày 15/12/2016 cho đến ngày 1/1/2017 đã được triển khai bằng văn bản phân công đến từng cấp, từng ngành với trách nhiệm và tiến độ hoàn thành rõ ràng” - Chủ tịch HĐND nhấn mạnh.

Về nội dung trả lời chất vấn của các đại biểu về quản lý chợ, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc yêu cầu các cơ quan quản lý, rà lại phân cấp cho rõ; giám sát và có lộ trình điều chỉnh quản lý chợ; rà soát quy hoạch mạng lưới bán buôn bán lẻ; Sở Công thương cần quyết liệt thực hiện quản lý chợ...

Xuân Sinh- Nguyễn Công

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này