Nhà báo Lưu Qúy Kỳ và bài ký lay động lòng người

14:37 | 20/06/2017
Nhờ sức mạnh của một bài báo mà năm triệu Yên Nhật đã được quyên góp để mua những thiết bị phát thanh thay thế cho các thiết bị hư hại vì bom Mỹ trong thời kỳ chiến tranh ác liệt hơn 40 năm trước. 
nha bao luu quy ky va bai ky lay dong long nguoi Truyền đạt trung thực nguyện vọng của nhân dân
nha bao luu quy ky va bai ky lay dong long nguoi Gặp mặt báo chí nhân kỷ niệm 92 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Số tiền không lớn, nhưng tác động chính trị và nhất là tình cảm bạn bè quốc tế đối với nhân dân Việt Nam thì không thước nào đo được. Viết một bài báo mà tạo nên cả một tác động dây chuyền như vậy, chỉ một việc ấy thôi, cũng đủ là một vinh dự, một phần thưởng xứng đáng cho cả cuộc đời cầm bút.

nha bao luu quy ky va bai ky lay dong long nguoi
Nhà báo Lưu Qúy Kỳ (bên phải)

Sức mạnh của một bài báo

“Đây là Tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, Thủ đô nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa”…Tiếng nói thân yêu ấy đột nhiên nghẹn lại lúc 4 giờ 51 phút sáng ngày 19/12/1972, khi đang phát ra những bản nhạc theo yêu cầu của đồng bào miền Nam. Điều gì đã xảy ra? Từ 19 giờ 30 phút đêm ấy, hàng đàn “quạ đen” khổng lồ mang nhãn hiệu B52 Hoa Kỳ đã ào ạt bay vào bầu trời Hà Nội. Bom đạn trút xuống như mưa.

Tiếng nổ chát chúa làm rung chuyển cả thành phố. Cả nước hướng về Tiếng nói Việt Nam, đón nghe tin tức. Toàn thế giới chờ nghe sự thật phát ra từ Thủ đô nước Việt. Tiếng nói ấy nghẹn lại rồi! Một phút. Hai phút. Ba phút. Điều gì đã xảy ra? Bao nhiêu người hồi hộp. Trái tim của đồng bào ta đã quen đập theo nhịp tim của Tổ quốc.

Đồng chí Hồ Quang Lợi, Phó chủ tịch Thường trục Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định, với những đóng góp to lớn của mình, nhà báo Lưu Quý Kỳ thực sự là một trong những nhà báo tiêu biểu hàng đầu trong lịch sử hơn 65 năm xây dựng và phát triển Hội Nhà báo Viêt Nam.

Đối với các thế hệ nhà báo Việt Nam, nhà báo Lưu Quý Kỳ thực sự là một tấm gương tiêu biểu cần tuyên truyền và học tập nhằm góp phần đẩy mạnh hơn nữa cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Hà Nội sao rồi? Đúng chín phút sau, giọng dịu hiền, trang nghiêm, trầm tĩnh, thân yêu lại phát ra: “Đây là Tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội…” Mọi người thở phào nhẹ nhõm. Sung sướng biết bao nhiêu, vẻ vang biết bao nhiêu cho chúng ta. Tiếng nói Việt Nam, tiếng nói kiên cường, bất khuất! Tiếng nói không gì dập tắt nổi! Tiếng nói mãi mãi vang dội khắp non sông…”

Mùa đông năm 1972, đế quốc Mỹ ném bom rải thảm Hải Phòng, Hà Nội. Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam là một trong những mục tiêu phải bị tiêu diệt. Mấy năm trước, máy bay Mỹ đã ném bom cơ sở của Đài ở đường Bà Triệu, nhưng không may cho chúng bom lại rơi lệch, cách một ngôi nhà và trúng Đại sứ quán Pháp ở Hà Nội, làm mấy người thiệt mạng, gây nên chuyện không hay về ngoại giao.

Lần này, chúng cố tình bắn phá hai đài phát sóng ở Bạch Mai và Mễ Trì và hủy diệt cả khu tập thể của cán bộ công nhân Đài ở đường Đại La. Mấy trăm gia đình phút chốc bị mất nhà cửa. Tin tức được nhiều đài phát thanh và hãng thông tấn truyền đi. Nhân dân trong các nước cảm thông. Bạn bè nước ngoài lo lắng.

Sự kiện này đã được nhà báo Lưu Qúy Kỳ viết hết sức xúc động. Bài tùy bút của ông được dịch ra và phát thanh bằng tiếng Nhật. Ít lâu sau, Đài tiếng nói Việt Nam nhận được một bức điện của Chủ tịch Công đoàn Truyền thanh dân gian Nhật Bản, ông Katemura, cho biết công đoàn của ông đã ghi âm bài bút ký, gửi xuống 200 tổ truyền thanh ở cơ sở, vận động ủng hộ các đồng nghiệp ở Việt Nam.

Chỉ sau một tuần đã quyên góp được năm triệu yên, mua những thiết bị phát thanh thay thế cho các thiết bị hư hại vì bom Mỹ. Số tiền không lớn, nhưng tác động chính trị và nhất là tình cảm bạn bè quốc tế đối với nhân dân Việt Nam thì không thước nào đo được. “Viết một bài ký mà tạo nên cả một tác động dây chuyền như vậy, chỉ một việc ấy thôi, cũng đủ là một vinh dự, một phần thưởng xứng đáng cho cả cuộc đời cầm bút” – Nhà báo Phan Quang, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Chủ tịch Tổ chức Quốc tế các nhà báo (OIJ) đã chia sẻ về nhà báo Lưu Qúy Kỳ như thế.

Nhà báo tài năng

Nhà báo Lưu Qúy Kỳ (31/10/1919 – 01/8/1982) (bút danh Thanh Vệ, Phác Văn, Lưu Quang Khải…) sinh tại xã Minh Hương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Bố làm nghề cắt tóc, mẹ bán hàng rong. Ông bắt đầu viết báo từ năm 16 tuổi với truyện ngắn “Vươt ngục” được đăng trên báo Tin Văn năm 1935. Năm 1937, ông đang là học sinh Trường Kỹ nghệ Thực hành ở Huế, do tham gia phong trào cách mạng Tư sản dân chủ nên bị đuổi học.

Trong thời điểm này, ông viết bài báo gây chấn động dư luận “Nhiệm vụ thanh niên” đăng trên báo Nước Non ở Hà Nội. Đến thời kỳ vận động dân chủ, ông làm công tác tuyên huấn của Đảng ở địa phương, rồi vào Nam làm bí thư Đoàn thanh niên dân chủ, thư ký tòa soạn các tờ báo cách mạng như Dân tiến, Dân muốn, Tiến tới; chủ bút tờ báo Mới, Quyết thắng, tạp chí Ánh sáng, Cứu quốc…

Năm 1949, Lưu Qúy Kỳ làm Giám đốc Sở thông tin kiêm Giám đốc Đài phát thanh Tiếng nói Nam bộ, Hội trưởng chi hội Nam bộ, chủ bút tạp chí Thống nhất, cơ quan của Hội Nghiên cứu chủ nghĩa Marx Nam Bộ, cơ quan Trung ương cục miền Nam. Năm 1954, tập kết ra Bắc, ông làm Vụ trưởng Vụ tuyên truyền Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Liên lạc văn hoá nước ngoài....

Ông đã có hai lần vượt Trường Sơn. Lần 1 vào 8/1948, đi cùng phái đoàn Trung ương vào Nam của ông Lê Đức Thọ, đi ròng rã trong chín tháng trời. Lần thứ 2 năm 1972, ông trở lại chiến trường miền Nam và đi đến Quảng Trị. Tháng 10/1981, tại Đại hội X của OIJ ở Moskva (Liên Xô), ông được bầu vào Đoàn Chủ tịch và là Phó Chủ tịch OIJ. Ông nhận được sáu huy chương về báo chí nước ngoài, trong đó có huy chương Julius Fucik của OIJ “Nhà báo cống hiến cho hoà bình và hữu nghị”...

Mới đây, Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Nhà báo Lưu Quý Kỳ với báo chí Cách mạng Việt Nam”. Trong buổi hội thảo, Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nhận định: Lưu Quý Kỳ viết văn, làm báo, viết chuyên luận về văn hoá, văn nghệ, viêt chuyên khảo, bình luận tuyên truyền phục vụ kịp thời các nhiệm vụ cách mạng.

Ông thực sự là một người đa tài, một người hoạt động sáng tạo đa dạng, vừa mang phẩm chất chuyên nghiệp của một cây viết lão luyện, vừa có sự nghiêm cẩn, sâu sắc của nhà nghị luận chính trị, vừa có cái chất bay bổng, lãng mạn của một nghệ sĩ... Nhưng có lẽ, bút ký là thể loại ông viết nhiều nhất, thuận tay nhất và cũng thành công nhất.

Các bút ký của Lưu Quý Kỳ mang hơi thở của thời cuộc, bám sát vào sự kiện của đời sống xã hội trong nước và quốc tế. Trong mỗi bài viết của ông về các sự kiện, người đọc hôm nay còn cảm nhận được dòng cảm xúc thôi thúc của tấm lòng sục sôi nhiệt tình cách mạng trào lên ngòi bút, hiện lên trang giấy.

Đồng chí Hồ Quang Lợi, Phó chủ tịch Thường trục Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định, với những đóng góp to lớn của mình nhà báo Lưu Quý Kỳ thực sự là một trong những nhà báo tiêu biểu hàng đầu trong lịch sử hơn 65 năm xây dựng và phát triển Hội Nhà báo Viêt Nam.

Đối với các thế hệ nhà báo Việt Nam, nhà báo Lưu Quý Kỳ thực sự là một tấm gương tiêu biểu cần tuyên truyền và học tập nhằm góp phần đẩy mạnh hơn nữa cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Thông qua việc tổ chức cuộc hội thảo, Hội Nhà báo Việt Nam mong muốn tạo điều kiện để các nhân chứng, các nhà khoa học, các đồng nghiệp gặp gỡ trao đổi những vấn đề liên quan đến lịch sử báo chí Việt Nam, coi đây là một hình thức hoạt động tri ân và học tập các bậc nhà báo tiền bối có nhiều đóng góp cho sự nghiệp báo chí Việt Nam.

Đồng thời đây cũng là những bước đi để góp phần thực hiện cuộc nghiên cứu khảo sát sưu tầm tài liệu hiện vật lịch sử về truyền thống báo chí về các nhà báo Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước, chuẩn bị tư liệu tài liệu cho việc xây dựng Bảo tàng báo chí Việt Nam. Đây cũng là dịp để các đồng nghiệp chúng ta tưởng nhớ và thể hiện tình cảm với nhà báo Lưu Quý Kỳ.

Minh Phương

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này