Xâm hại tình dục trẻ em:

Giải pháp nào giúp trẻ không bị sang chấn tâm lý?

11:03 | 10/06/2017
Giải pháp nào giúp tiếp cận, điều trị và chăm sóc cho trẻ bị xâm hại tình dục một cách nhanh chóng và toàn diện cũng như tránh cho trẻ bị sang chấn về tâm lý luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm.
giai phap nao giup tre khong bi sang chan tam ly Ra mắt cẩm nang phòng chống xâm hại tình dục trẻ em
giai phap nao giup tre khong bi sang chan tam ly Phải lên tiếng và hành động

Tại hội thảo “Tiếp cận, chăm sóc và phòng ngừa xâm hại tình dục ở trẻ em” do Bệnh viện Nhi Trung ương tổ chức vừa qua, PGS Lê Thanh Hải, Giám đốc bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, thời gian qua tình trạng xâm hại trẻ em nói chung trong đó có xâm hại tình dục diễn ra có chiều hướng gia tăng và ngày càng phức tạp.

giai phap nao giup tre khong bi sang chan tam ly

Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) cho thấy, mỗi năm trung bình có 1.600 - 1.800 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện. Trong số 1.000 vụ xâm hại tình dục, số vụ mà trẻ em là nạn nhân chiếm đến 65%, đa số nạn nhân là nữ ở độ tuổi 12-15 (chiếm 57%). Điều đáng lo ngại có tới 13,2% nạn nhân bị xâm hại tình dục là các bé dưới 6 tuổi. Tuy nhiên, theo đánh giá của PGS Lê Thanh Hải: “Những con số này mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em. Một trong những vấn đề đáng báo động cho toàn xã hội hiện nay”.

Trên thực tế, theo giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, mọi trẻ em trong cộng đồng đều có nguy cơ bị xâm hại tình dục. Hầu hết những người xâm hại tình dục là nam giới, và đặc biệt đa số các trẻ bị xâm hại bởi người quen biết (như họ hàng, bạn bè của gia đình, hàng xóm và đôi khi cả người thân). Tuy nhiên, sau khi bị xâm hại, các nạn nhân, đặc biệt trẻ em thường không hoặc không dám kể về những gì đã xảy ra. Trong khi đó, “Hậu quả của việc xâm hại gây tổn thương cả về thể xác lẫn tinh thần cho trẻ ở các mức độ khác nhau, gây ảnh hưởng nặng nề trong hiện tại và ám ảnh suốt quãng đời còn lại của trẻ. Không những vậy nó còn trở thành nỗi lo lắng, bất an cho các bậc phụ huynh và cả xã hội”, PGS Hải chia sẻ.

Trước thực trạng xâm hại trẻ em đang ngày càng trở nên nhức nhối hiện nay, các chuyên gia y tế hy vọng việc bảo vệ, chăm sóc tránh để trẻ em bị xâm hại cần nhiều giải pháp đồng bộ, bền vững cũng như sự chung tay, góp sức của cộng đồng cũng như các cấp, ngành.

Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) cho thấy, mỗi năm trung bình có 1.600 - 1.800 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện. Trong số 1.000 vụ xâm hại tình dục, số vụ mà trẻ em là nạn nhân chiếm đến 65%, đa số nạn nhân là nữ ở độ tuổi 12-15 (chiếm 57%). Điều đáng lo ngại có tới 13,2% nạn nhân bị xâm hại tình dục là các bé dưới 6 tuổi

Bởi lẽ, theo đại diện Cục Cảnh sát Hình sự, việc phát hiện, điều tra, xử lý loại tội phạm xâm hại tình dục trẻ em có những đặc trưng và khó khăn riêng, dẫn đến nhiều vụ rơi vào tồn đọng, kéo dài hoặc không thu thập được tài liệu chứng cứ để khởi tố điều tra, xử lý đối tượng. Trước thực tiễn này, Bệnh viện Nhi Trung ương, đã thành lập Ban chuyên môn chăm sóc và bảo vệ trẻ em bị xâm hại. PGS.TS Lê Minh Hương, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, Ban chuyên môn chăm sóc và bảo vệ trẻ em bị xâm hại được thành lập từ năm 2011, gồm 21 thành viên bao gồm các khoa phòng liên quan.

Ban này có chức năng xây dựng quy trình hoạt động, đào tạo nâng cao nhận thức, nghiên cứu, cũng như cung cấp các dịch vụ liên quan đến vấn đề xâm hại tình dục trẻ em. “Hoạt động chăm sóc và bảo vệ trẻ em bị xâm hại trong bệnh viện, được thực hiện và phối hợp chặt chẽ nhằm mục đích: Tiếp cận, điều trị và chăm sóc trẻ nhanh và toàn diện. Tránh cho trẻ và gia đình các sang chấn về tinh thần, do phải nhớ lại các sự kiện khi trẻ bị xâm hại”- PGS.TS Lê Minh Hương nói.

Được biết trong thời gian qua, Ban chuyên môn chăm sóc và bảo vệ trẻ em bị xâm hại, cùng nhiều thầy thuốc của Bệnh viện Nhi Trung ương đã sàng lọc và đánh giá các trường hợp xâm hại trẻ em, tiến hành điều trị tổn thương thực thể, tổn thương tâm lý cho các trẻ bị xâm hại. Đồng thời giáo dục và tư vấn cho gia đình, người bảo trợ trẻ về cách phòng tránh tái xâm hại. Cũng như kết nối với các Bộ, Ban ngành và các tổ chức trong cộng đồng, trong việc hỗ trợ trẻ khi xuất viện. Ngoài ra, ban này cũng phối hợp cung cấp thông tin cho công an trong các trường hợp nghi ngờ có tính chất tội phạm, để phục vụ công tác điều tra.

Minh Khuê

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này