Kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa XIV

Nói không với chuyển giao công nghệ cũ, lạc hậu

14:42 | 02/06/2017
Làm thế để chuyển giao được những công nghệ nguồn, công nghệ hiện đại của thế giới vào Việt Nam để thực hiện thành công công cuộc CNH - HĐH đất nước là một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho ý kiến về  dự án Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi) diễn ra sáng nay (2/6)
noi khong voi chuyen giao cong nghe cu lac hau Dự báo gây sốc: Trí tuệ nhân tạo sẽ vượt hơn con người chỉ 45 năm tới
noi khong voi chuyen giao cong nghe cu lac hau Ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả
noi khong voi chuyen giao cong nghe cu lac hau Đại biểu Quốc hội mong làm triệt để

Liên quan đến việc chuyển giao công nghệ, nhiều ĐB đề nghị Chính phủ quan tâm đến việc tránh việc nhập khẩu công nghệ lạc hậu vào Việt Nam, đặc biệt là máy móc, thiết bị cũ, nhiều đại biểu đề xuất dự án Luật cần quy định cụ thể, rõ ràng hơn tiêu chí công nghệ khuyến khích chuyển giao, công nghệ hạn chế chuyển giao và công nghệ cấm chuyển giao, để có chính sách quản lý phù hợp làm cơ sở cho việc kiểm soát công nghệ được chuyển giao; tạo điều kiện cho công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghệ mới được chuyển giao vào Việt Nam.

noi khong voi chuyen giao cong nghe cu lac hau
ĐB Châu Quỳnh Giao (đoàn Kiên Giang) phát biểu tại hội trường, ảnh QH

Về nội dung này, theo đại biểu Châu Quỳnh Giao (Kiên Giang), với mục tiêu ngăn chặn kịp thời công nghệ lạc hậu tràn về Việt Nam, dự án Luật quy định rõ về việc quy định cấm về chuyển giao công nghệ là cần thiết. Tuy nhiên, dự án Luật quy định chưa rõ, chưa nghiêm. "Cần có chế tài xử lý những doanh nghiệp cố tình mua những công nghệ đã lạc hậu; nâng cao trách nhiệm của cơ quan thẩm định công nghệ trước khi chuyển vào Việt Nam. Thực tế có những công nghệ được doanh nghiệp mua với giá rất rẻ nhưng trên hóa đơn, giá lại rất cao vừa để che mắt cơ quan quản lý, vừa trốn thuế - đại biểu Châu Quỳnh Giao chia sẻ.

Còn ĐB Lê Quân (Hà Nội), cùng với Luật Khoa học công nghệ, dự án Luật Quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa đang được Quốc hội cho ý kiến, dự án Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi) có ý nghĩa đẩy mạnh việc chuyển giao khoa học công nghệ, phát triển các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; tháo gỡ khó khăn cho việc hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường, các đơn vị nghiên cứu. Đặc biệt, trong điều kiện của nước ta hiện nay, việc thu hút công nghệ từ các nước tiên tiến là một nhu cầu cấp thiết.

noi khong voi chuyen giao cong nghe cu lac hau
Nhờ nhập, ứng dụng và chuyển giao công nghệ hiện đại mà Vinamilk đã vươn lên thành doanh nghiệp sửa hàng đầu Việt Nam và khu vực (ảnh tư liệu)

Hiện nhiều trí thức của Việt Nam đang làm trong lĩnh vực công nghệ ở các nước tiên tiến, vì vậy, cần có chính sách thu hút, tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các nguồn này. Bên cạnh đó, cần có các định chế trung gian trên thị trường công nghệ để hình thành, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực, cơ sở dữ liệu công nghệ; xây dựng cơ chế riêng cho hoạt động chuyển giao công nghệ để phát triển nông nghiệp nông thôn.

Ở khía cạnh môi trường, ĐB Lê Quang Trí (Tiền Giang) đề nghị dự án Luật cần bổ sung quy định ưu tiên chuyển giao công nghệ thích ứng với biến đổi khí hậu, nhằm bảo đảm Nhà nước có chính sách ưu tiên với các công nghệ sản xuất giống cây trồng chịu hạn, chịu mặn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp.

L.Hà -H.Phạm

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này