Đề xuất lùi thời hạn triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới:

Lấy chất lượng đặt lên hàng đầu

13:00 | 01/06/2017
Đó là tinh thần chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại buổi làm việc với Ban Chỉ đạo Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD- ĐT) vừa diễn ra.
lay chat luong dat len hang dau Công bố số máy hỗ trợ tuyển sinh đầu cấp tại Hà Nội
lay chat luong dat len hang dau Đề xuất lùi thời hạn triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới
lay chat luong dat len hang dau Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội nghiêm cấm các trường tuyển sinh trước thời hạn

Báo cáo tại buổi làm việc, Bộ trưởng GD - ĐT Phùng Xuân Nhạ, Trưởng ban Chỉ đạo Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông khẳng định, ngành giáo dục đang nỗ lực cao nhất để có thể triển khai chương trình, sách giáo khoa mới vào năm học 2018-2019 theo đúng Nghị quyết 88/2014/QH13 (ngày 28-11-2014 của Quốc hội).

Tuy nhiên, “Trong trường hợp chưa thực sự yên tâm về chất lượng và điều kiện thực hiện, Bộ GD - ĐT sẽ báo cáo Chính phủ xem xét, báo cáo Quốc hội đề nghị điều chỉnh thời điểm bắt đầu áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới từ năm học 2019 - 2020 để có thêm thời gian chuẩn bị.

Chương trình, sách giáo khoa mới phải bảo đảm tính khả thi, có thể thực hiện ngay trong điều kiện giáo viên, cơ sở vật chất hiện có và khả năng vận dụng linh hoạt của các cơ sở giáo dục phổ thông trên phạm vi toàn quốc” – Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.

lay chat luong dat len hang dau
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với Ban chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo .

Trước đó, trao đổi với báo chí, GS. Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã xác nhận, sau khi thông qua kết quả tổng hợp ý kiến góp ý của các nhà khoa học, các chuyên gia giáo dục, các Sở GD-ĐT, các tổ chức, cá nhân và các tầng lớp nhân dân Ban biên soạn chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã đề xuất Bộ GD-ĐT 2 phương án, trong đó có việc lui thời gian áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới 1 năm so với tiến độ đã định theo.

Cụ thể, theo phương án 1, chương trình, sách giáo khoa mới sẽ áp dụng theo phương thức “cuốn chiếu” ở mỗi cấp học, bắt đầu đối với từ lớp 1 từ năm học 2018-2019, lớp 6 từ năm học 2019-2020 và lớp 10 từ năm học 2021-2022. Phương án này đã bám sát lộ trình triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới quy định tại Nghị quyết 88.

Tuy nhiên, nếu thực hiện sẽ gặp phải những hạn chế, bất cập do khi chương trình tổng thể được phê duyệt tạm thời (dự kiến là tháng 6-2017) còn ít thời gian dành cho biên soạn, thẩm định, thực nghiệm các chương trình môn học và hoạt động giáo dục; biên soạn, thẩm định, thực nghiệm sách giáo khoa mới; tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, chuẩn bị cơ sở vật chất để triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới. Điều này dẫn tới lo ngại ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả đổi mới chương trình, sách giáo khoa.

Với phương án 2, việc áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới theo phương thức “cuốn chiếu” mỗi cấp học nhưng lùi lại 1 năm so với phương án một, bắt đầu đối với lớp 1 từ năm học 2019-2020, lớp 6 từ năm học 2020-2021 và lớp 10 từ năm học 2021-2022. Phương án này sẽ bảo đảm có đủ thời gian dành cho biên soạn thẩm định, thực nghiệm các chương trình môn học và hoạt động giáo dục; biên soạn, thẩm định, thực nghiệm sách giáo khoa mới, tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, chuẩn bị cơ sở vật chất; bảo đảm chất lượng, hiệu quả xây dựng và thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới một cách chắc chắn.

Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao sự chủ động, tích cực của Bộ GD - ĐT trong việc triển khai thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa thời gian qua; lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học, giáo viên và các tầng lớp nhân dân trên tinh thần cầu thị, khoa học.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho rằng, đây là vấn đề lớn, phức tạp, với khối lượng công việc nhiều, liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân. Trong quá trình dự thảo và lấy ý kiến góp ý rộng rãi của các tầng lớp nhân dân, có những quan điểm, ý kiến khác nhau, Bộ GD - ĐT cần lắng nghe, chắt lọc để tiếp thu; giải thích, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận của xã hội. "Tinh thần là phải bảo đảm chất lượng là trên hết. Chúng ta làm khẩn trương nhưng phải chắc chắn"- Phó Thủ tướng đặc biệt lưu ý.

K.Thoa

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này