Kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa XIV

Xử lý nợ xấu nên theo hướng nào?

19:44 | 26/05/2017
Tiếp tục chương trình làm việc, chiều nay (26/5) các đại biểu Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về Nghị quyết xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng. Vấn đề mà nhiều ĐB đặt ra là phải xử lý nợ xấu như thế nào để phù hợp với xu thế phát triển kinh tế và lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng?
xu ly no xau nen theo huong nao Quản lý nợ công: Sửa luật để giảm nợ
xu ly no xau nen theo huong nao Chỉ một đầu mối quản lý nợ công
xu ly no xau nen theo huong nao Nên hay không xử lý hình sự trẻ dưới 16 tuổi?
xu ly no xau nen theo huong nao
ĐBQH Đào Thanh Hải phát biểu tại phiên thảo luận

Thảo luận về Nghị quyết quản lý nợ xấu, ĐB Đào Thanh Hải (Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội) thẳng thắn nêu vấn đề đó là, dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng có nội dung chưa được quy định và chưa thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Ngoài ra, dự thảo Nghị quyết cần đảm bảo yêu cầu hết sức quan trọng là bảo đảm an ninh tiền tệ và trật tự an toàn xã hội trong quá trình xử lý nợ xấu. Vì vậy, theo ĐB Hải, để đảm bảo tính hợp hiến, tính khả thi của dự thảo Nghị quyết, Ban soạn thảo cần cân nhắc một số vấn đề, cụ thể:

Nghị quyết không quy định mở rộng đối tượng áp dụng trong toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng; Đồng thời, bổ sung nguyên tắc về việc không sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu, nguyên tắc áp dụng đầy đủ, triệt để các quy định về xử lý trách nhiệm cá nhân, tổ chức vi phạm gây ra tình trạng nợ xấu nghiêm trọng của nền kinh tế trước khi áp dụng các quy định về huy động nguồn lực khác để xử lý nợ xấu. Cũng theo ĐB Hải, quy định về nợ xấu tại dự thảo Nghị quyết còn quá chung chung, chưa rõ ràng. Bởi thế, ĐB Hải đề nghị chỉnh lý theo hướng quy định cụ thể các tiêu chí căn bản xác định nợ xấu để đảm bảo tính rõ ràng, dễ hiểu; còn quy định chi tiết về khoản nợ xấu thì cân nhắc có thể quy định tại dự thảo Nghị quyết này hoặc giao cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tính chất thay đổi của các khoản nợ xấu này trong từng thời kỳ.

Liên quan đến quyền thu giữ tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng, bằng kinh nghiệm quản lý Nhà nước của mình, ĐB Hải nêu vấn đề: Thực tiễn tài sản bảo đảm có nhiều loại, liên quan đến sở hữu của tổ chức, cá nhân khác nhau dẫn đến việc quy định về giao quyền thu giữ tài sản bảo đảm cho tổ chức tín dụng có thể dẫn đến làm hạn chế quyền tài sản của những người có liên quan đến tài sản bảo đảm đó. Do vậy, ĐB Hải đề nghị, Ban soạn thảo cần cân nhắc quy định về quyền thu giữ tài sản đảm bảo của tổ chức tín dụng trên cơ sở đánh giá về khả năng thực hiện quyền thu giữ của tổ chức tín dụng, khả năng bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho các bên liên quan để đảm bảo tính khả thi của quy định.

xu ly no xau nen theo huong nao
ĐBQH Trương Trọng Nghĩa phát biểu (ảnh X.H)

Cùng chung quan điểm này, ĐB Quốc Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh) nêu vấn đề, mục đích của Nghị quyết phải hướng đến lợi ích xã hội, lợi ích nhân dân; còn lợi ích hợp pháp của những cá nhân, tổ chức có liên quan thì đã có pháp luật hiện hành, Quốc hội không có trách nhiệm ra nghị quyết đặc thù để hỗ trợ những người đó, vì sẽ không công bằng, hợp lý. Đồng thời, tháo gỡ được khó khăn nợ xấu cũng sẽ tạo động lực phát triển.

Trên cơ sở đó, ĐB Nghĩa đề nghị, Nghị quyết chỉ áp dụng để giải quyết việc thu hồi và xử lý nợ; không áp dụng để xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đã vi phạm pháp luật và gây ra nợ xấu, vì đã có luật hiện hành để xử lý trách nhiệm, và phải xử theo luật hiện hành đó, nếu không thì không công bằng. Ngoài ra, ĐB Nghĩa cũng đề nghị, không sử dụng ngân sách nhà nước, mà dùng nợ và tài sản của các cá nhân, tổ chức có liên quan đến các khoản nợ đó để xử lý nợ xấu. Ông cũng nói thêm, dù nói không sử dụng ngân sách, nhưng nhà nước vẫn tốn kém và thiệt hại nhiều trong việc xử lý nợ xấu vì cả bộ máy phải tham gia xử lý.

"Quốc hội cần có nghị quyết riêng giao cho Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành song song và khẩn cấp về xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật gây ra nợ xấu.Quốc hội phải giám sát việc thi hành Nghị quyết như thế nào. Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần soạn thảo Đề án chi tiết thực hiện Nghị quyết để các ủy ban của Quốc hội theo dõi, giám sát, và Quốc hội phải quy định về tính giải trình"- ĐB Nghĩa kiến nghị.

Đại biểu đề nghị Chính phủ, các cơ quan liên quan cần làm rõ khái niệm mua bán nợ xấu theo giá thị trường, ai định giá thị trường?...

L.Hà

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này