Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIV

Đạo luật nào liên quan đến dân sinh, nên ưu tiên xem xét

13:08 | 23/05/2017
Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ ba, Quốc hội Khóa XIV, sáng 23/5, Quốc hội đã nghe Tờ trình về dự kiến Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2018, Tờ trình về dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2018. Sau đó Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự kiến Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2018; Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2018.
dao luat nao lien quan den dan sinh nen uu tien xem xet Xem xét, thông qua 18 dự án luật, 5 nghị quyết
dao luat nao lien quan den dan sinh nen uu tien xem xet Năm 2018 trình đề án cải cách chính sách tiền lương
dao luat nao lien quan den dan sinh nen uu tien xem xet Phải quản lý tài sản công thật tốt

Giám sát để tránh sự thất thoát

Thảo luận tại tổ về dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội năm 2018, ĐB Nguyễn Quang Tuấn (đoàn Hà Nội) nêu ý kiến, tới đây 2 nội dung giám sát bao gồm: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; Thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ, vốn vay nước ngoài để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế.

dao luat nao lien quan den dan sinh nen uu tien xem xet
Đoàn ĐBQH Hà Nội thảo luận tại tổ (ảnh H.Linh)

Vì vậy, theo quan điểm của ĐB Tuấn là việc sắp xếp cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước được nhiều cử tri quan tâm vì gần đây nhiều doanh nghiệp dù đã được CP hóa nhưng còn không ít tồn tại. Vấn đề là làm sao để cởi trói cho doanh nghiệp, không để tiền Nhà nước rơi vào túi cá nhân. Bên cạnh đó, hiện nay, việc đầu tư còn dàn trải nên cần giám sát để tìm ra giải pháp để sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ, vốn vay nước ngoài có hiệu quả. “Giám sát phải hiệu quả để tránh cho bằng được căn bệnh thất thoát”- ĐB Tuấn nhấn mạnh.

Còn ĐB Trương Trọng Nghĩa tỏ ra rất băn khoăn về việc dự thảo nghị quyết về xử lý nợ xấu được bổ sung vào chương trình khá gấp gáp. Do đó, ĐB Nghĩa nêu quan điểm: “Vừa rồi vấn đề nợ xấu gây bất ổn lớn cho xã hội, đã có những quyết định gây tranh cãi về việc chủ trương đã hợp lý chưa, tính hết cái giá phải trả hay chưa. Có dư luận cho rằng nghị quyết này có thể giúp một số người thoát khỏi trách nhiệm trong những sai phạm vừa rồi, khiến ngân sách nhà nước phải lãnh mấy chục ngàn tỷ đồng nợ xấu. Làm sao để cử tri và nhân dân tin tưởng là nghị quyết này không nhằm hoặc không vô tình để lọt, không xử lý những sai phạm đó”.

Nên ưu tiên các đạo luật về lương, người có công

Thảo luận về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017, ĐB Bùi Huyền Mai (đoàn Hà Nội) cho rằng, thời gian qua, chương trình xây dựng luật, pháp luật được điều chỉnh nhiều song chất lượng còn hạn chế. Do vậy, trước khi xem xét điều chỉnh cần xem xét kỹ về tình hình thực tiễn nguồn lực hiện có, đồng thời báo cáo rõ trước Quốc hội về nguyên nhân, các nội dung chính cần điều chỉnh.

dao luat nao lien quan den dan sinh nen uu tien xem xet
Đoàn ĐBQH TP Hồ Chí Minh họp tại tổ

Còn ĐB Nguyễn Quốc Bình kiến nghị, chương trình xây dựng pháp luật, pháp lệnh bị thay đổi quá nhiều, một số dự án luật phải điều chỉnh không ít lần. Trong khi đó, báo cáo đánh giá việc thay đổi chương trình xây dựng luật còn chưa đầy đủ, toàn diện, việc xây dựng đề cương chủ đạo chưa đạt. Thế nên, trong kỳ họp thứ năm và sáu của Quốc hội nên tập trung xem xét thông qua Luật tiền lương, phụ cấp và tiền thưởng vì đây là vấn đề quan trọng nhất để xây dựng bộ máy, hệ thống chính trị. Đồng quan điểm này, một số ĐB cho rằng chính sách tiền công, tiền lương đã lạc hậu, do đó cần phải sủa đổi, bổ sung hoặc làm mới những dự án luật liên quan đến tiền lương. Đồng thời, cũng sớm nghiên cứu sửa đổi Luật Đất đai để không còn xảy ra những tình trạng về khiếu kiện liên quan đến đất đai như vừa qua.

Nêu quan điểm về một số ưu tiên trong xây dựng pháp luật, ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng việc sửa đổi Luật Cán bộ công chức là rất bức thiết, nhưng lại chưa thấy trong chương trình. Một ưu tiên khác là hoàn thiện, ban hành luật về người có công với Cách mạng để thay thế Pháp lệnh hiện hành. Theo ĐB, lẽ ra luật này cần được xây dựng, trình trong năm 2017 và như thế cũng đã là muộn. Trong khi, theo ĐB Tâm đây là vấn đề đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

L.Hà

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này