Rau quả Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam

09:39 | 07/04/2017
Theo Bộ Công Thương, trong năm 2016, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu các loại rau quả lớn nhất của Việt Nam, với mức tăng trưởng cao 45,8% đạt kim ngạch 1,74 tỷ USD.
rau qua trung quoc tran ngap thi truong viet nam Rau quả Trung Quốc được bỏ thuế khi vào Việt Nam: "Sức ép cực lớn"
rau qua trung quoc tran ngap thi truong viet nam Kiểm nghiệm hóa chất bảo quản rau quả Trung Quốc: 4 năm không ra kết quả !
rau qua trung quoc tran ngap thi truong viet nam Nông sản Trung Quốc vẫn ung dung lọt lưới

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam

Bộ Công Thương cho biết, rau quả là mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh trong năm 2016 và cũng là mặt hàng mà ta đã gặt hái được nhiều thành công trong công tác mở rộng thị trường.

Theo đó, kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2016 đạt 2,46 tỷ USD, tăng mạnh 33,6% so với năm 2015. Đây là ngành hàng có tăng trưởng nổi bật nhất trong nhóm, trong khi các ngành hàng khác gặp khó khăn do sụt giảm lượng và giá xuất khẩu thì ngành hàng này liên tục tăng trưởng mạnh trong 3 năm gần đây (cụ thể, năm 2014 tăng 28,4%, năm 2015 tăng 23,7%).

Cũng theo Bộ Công Thương, năm 2016, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất các loại rau quả của Việt Nam với mức tăng trưởng cao 45,8% đạt kim ngạch 1,74 tỷ USD; tiếp theo là Hoa Kỳ; Hàn Quốc; ASEAN...

Trong thời gian qua, nhiều loại trái cây Việt Nam đã được thâm nhập và mở rộng xuất khẩu vào các thị trường “có yêu cầu cao về tiêu chuẩn, chất lượng” như nhãn, vải thiều, thanh long vào thị trường Hoa Kỳ; vải thiều vào thị trường Australia, Malaysia, EU (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan); thanh long, xoài vào thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc; cam, quýt, thanh long vào thị trường Singapore…

rau qua trung quoc tran ngap thi truong viet nam
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu các loại rau quả lớn nhất của Việt Nam. Ảnh minh họa

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) đánh giá, nhu cầu tiêu thụ rau quả các loại trên thị trường thế giới trong giai đoạn 2011-2015 bình quân tăng khoảng 3,6%/năm trong khi khả năng tăng trưởng sản xuất toàn cầu chỉ ở mức 2,6%/năm. Dân số thế giới gia tăng, mức thu nhập của người dân trên toàn cầu ngày càng được cải thiện nên nhu cầu rau quả tươi và giá rau quả ngày càng cao.

“Việt Nam tuy chỉ đứng thứ 12 trong các nước xuất khẩu rau quả lớn nhưng đã tăng từ 1-3 bậc so với vài năm trước (thị phần toàn cầu tăng từ 2,1% lên 2,4%), đứng trên nhiều nước khác như Pháp, Đức, Philippines, Ấn Độ,... Đối thủ cạnh tranh về rau quả của Việt Nam chủ yếu hiện nay tập trung vẫn là Trung Quốc, Ấn Độ và một số quốc gia ASEAN như Thái Lan, Malaysia, Indonesia”, Bộ Công Thương cho hay.

Nhiều thách thức đối với xuất khẩu rau quả của Việt Nam

Liên quan đến cơ cấu quả của Việt Nam, thông tin Bộ Công Thương cho thấy, nước ta gồm 3 nhóm chính nhiệt đới như chuối, dừa, xoài, thanh long, chôm chôm… Cận nhiệt đới như cam, quýt, vải, nhãn,...và ôn đới như mận, đào, lê, nho,…

Nhiều năm qua, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp trên cơ sở liên kết giữa doanh nghiệp tư nhân và các hộ nông dân (doanh nghiệp bỏ vốn và xây dựng quy trình, người nông dân tập trung đất đai và lao động hình thành nên những hình thức hợp tác xã kiểu mới). Những mô hình này đã tạo điều kiện cho sản xuất tập trung, áp dụng công nghệ cao, xây dựng thương hiệu và thực tế đã mang lại hiệu quả cao.

Bộ Công Thương cũng cho biết, những năm gần đây, diện tích cây ăn quả có tốc độ phát triển chậm (chỉ hơn 1% năm) nhưng nhờ tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi giống cây trồng, sản xuất chuyên canh và trình độ canh tác của các nhà vườn được nâng cao nên năng suất và sản lượng cây ăn quả tăng trưởng mạnh (khoảng 3-4%/năm).

Mặc dù thị trường xuất khẩu rau quả Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng biến động thời tiết bất thường ngày càng nhiều đã tác động mạnh đến sản xuất rau quả của Việt Nam trong năm 2016.

Cùng với đó, sức ép cạnh tranh ngày càng cao từ các nước đối thủ như Thái Lan, Indonesia, Myanmar,... kể cả về chủng loại, mẫu mã, chất lượng. Tình trạng sản xuất manh mún, các công nghệ chế biến sau bảo quản còn hạn chế gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm xuất khẩu, nhất là các loại rau quả có đặc tính thời vụ cao.

Riêng về tình hình sản xuất rau quả trong thời gian vừa qua, với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi, trên 70% dân số làm nghề nông và diện tích canh tác rau quả trên 1,5 triệu ha, Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển ổn định, lâu dài trong sản xuất rau quả.

Mặt khác, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đến nay mới đạt trên 2,4 tỷ USD, chiếm tỷ phần rất nhỏ trong tổng thương mại rau quả toàn cầu là gần 1.000 tỷ USD, chưa kể đến thị trường nội địa hơn 90 triệu dân có nhu cầu ngày càng gia tăng. Trong khi đó, xu hướng đầu tư công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng phát triển mạnh.

Theo Yến Nhi/Vnmedia

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này