Công nhân vẫn rối bời chuyện gửi trẻ

06:16 | 11/02/2017
Chuyện gửi trẻ trước và sau Tết, đối với công nhân các khu công nghiệp, nhà máy, luôn là vấn đề khó khăn. Và năm nay, câu chuyện đó vẫn chưa có chuyển biến đáng kể.
cong nhan van roi boi chuyen gui tre Con nữ công nhân khu công nghiệp được hỗ trợ tiền gửi trẻ
cong nhan van roi boi chuyen gui tre Cuống quýt tìm chỗ gửi trẻ

Làm ca kíp, đi sớm về muộn là tình cảnh chung của công nhân ở các khu công nghiệp và các tỉnh. Người có điều kiện thì thuê người giúp việc (người dân quen gọi là ôsin), vừa giúp việc nhà, vừa trông coi đưa đón con; người không có điều kiện thì tính toán đủ cách sao cho có thể đưa đón con an toàn, đồng lương dù eo hẹp cũng đành “chia năm xẻ bảy” để nhờ cậy đến các dịch vụ trông trẻ ngoài giờ.

cong nhan van roi boi chuyen gui tre
Các con lớp Lá trường mầm non tư thục Hoa mặt trời trong giờ kể chuyện.

“Tôi có hộ khẩu ở quận Hoàng Mai, nhưng không gửi con ở trường công mà đành chấp nhận tốn kém gửi con vào mầm non tư thục, vì cứ vài ngày lại phải làm ca, thay kíp, cảnh đi sớm về muộn xảy ra thường xuyên. Nhiều lúc tôi còn thấy may mắn hơn các đồng nghiệp vì trường mầm non của con tôi họ nhận gửi trẻ lúc 5h sáng và trông trẻ đến 21h tối”- chị Thu Hà – công nhân điện tử Khu công nghiệp Gia Lâm cho hay.

Có điều kiện hơn về kinh tế, do được trợ giúp từ hai bên nội ngoại, chị Nguyễn Thị Lan (công nhân sản xuất giày da, Khu Xa La – Hà Đông) thuê người giúp việc nhà và đưa đón con. “Tháng nào cũng mất 3 triệu đồng, còn lo ăn, lo mặc, rồi thưởng Tết đủ khoản, mà còn phải lo giữ họ mới ở và trông con cho mình đấy”, chị Hương tâm sự.

Khi được hỏi, có mức giá nào đến 200.000 đồng đến 300.000 đồng cho một ngày trông trẻ dịp Tết không, bà Hương cho biết, với những trường mầm non cao cấp, giá trông trẻ ngoài giờ có thể lên tới 20.000 đồng/giờ/trẻ, nhưng mức giá này hoàn toàn có sự đồng thuận giữa nhà trường và cha mẹ học sinh.

Đến thời điểm hiện tại, nhiều trường mầm non cũng chưa nhận đủ số lượng trẻ, bởi nhiều người chủ động lên lịch gửi trẻ ở nội ngoại, hoặc muốn cho con được chơi Tết, đi tham quan, lễ hội hết Rằm tháng Giêng…

Cũng theo chị, thuê người giúp việc tốn tiền mà không phải lúc nào cũng may mắn tìm được người trung thực, biết yêu thương con trẻ. Dịp Tết nào cũng phài quà cáp, một hai ngày lại gọi điện hỏi thăm, “nịnh nọt” họ lên sơm sớm để trông con giúp mình đi làm.

“Sau Tết, đến công ty, thấy mẹ nào cũng kêu “oai oái” chuyện trông giữ trẻ. Nhiều người thuê người giúp việc mà đau đầu vì nịnh kiểu gì giúp việc cũng không chịu lên vì còn bận “hội làng”. Nào thì hứa tăng lương, nào thuê xe đích thân về đón giúp việc. Nhiều lúc chúng tôi cứ đùa nhau, thời buổi này không biết chủ nhà là chủ hay người giúp việc là chủ nữa…”, chị Lan cho biết thêm.

Tìm hiểu thực tế tại một số trường mầm non được biết, năm nay các trường mầm non công lập và tư thục trên địa bàn TP Hà Nội, hầu hết đều nghỉ Tết từ 27, 28 tháng Chạp và mở cửa đón trẻ từ mùng 6 tháng Giêng. Trên lý thuyết, lịch nghỉ và học của các con gần như vẫn trùng với lịch nghỉ của cán bộ, công nhân viên. Nhưng, với công nhân sản xuất tại các khu công nghiệp – chế xuất, lịch nghỉ của trẻ thường lệch so với công việc của họ.

Theo bà Thu Hương, quản lý trường Mầm non tư thục Hoa Mặt Trời (quận Hoàng Mai – Hà Nội), năm nay hầu hết các trường mầm non công và tư đều nghỉ theo lịch của Sở Giáo dục TP. Hà Nội, các trường không nhận trông trẻ vào các ngày trong kỳ nghỉ Tết.

“Chúng tôi chỉ nhận trông trẻ muộn hơn hoặc đón trẻ sớm hơn, chứ không trông trẻ trong kỳ nghỉ. Bố mẹ nào muốn đón con muộn hoặc gửi con sớm đều phải thỏa thuận và cam kết với nhà trường, giá trông ngoài giờ được chúng tôi đưa ra thỏa thuận ngay từ đầu là 10.000 đồng/giờ/trẻ”.

NGUYỄN HẠNH

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này