Xuất khẩu lao động năm 2017: Cơ hội cho lao động tay nghề cao

14:11 | 10/02/2017
Năm 2017, Cục Quản lý lao động ngoài nước đề ra kế hoạch đưa 105.000 lao động Việt Nam (LĐVN) đi làm việc ở nước ngoài, trong đó các thị trường trọng điểm tiếp tục là Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc. 
xuat khau lao dong nam 2017 co hoi cho lao dong tay nghe cao Nỗ lực tạo việc làm, ổn định thị trường lao động
xuat khau lao dong nam 2017 co hoi cho lao dong tay nghe cao Nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu

Rộng cửa với những LĐ có chuyên môn

Theo nhận định của các chuyên gia về lao động việc làm, cơ hội việc làm cho LĐVN có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài năm 2017 là rất lớn, đặc biệt là những người có chuyên môn cao.

Ông Phạm Viết Hương- Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) cho biết: Với những yêu cầu ngày càng cao từ các đối tác, chất lượng LĐ đang là yếu tố quan trọng trong thị trường xuất khẩu lao động (XKLĐ) ngoài nước. Trong các thị trường lao động ngoài nước, Nhật Bản là thị trường có nhiều tín hiệu đáng mừng.

xuat khau lao dong nam 2017 co hoi cho lao dong tay nghe cao
Ảnh minh họa.

Đây được xem là thị trường rất khó tính nhưng số LĐVN sang Nhật làm việc đã tăng lên gần 40.000 người trong năm 2016, so với 27.000 người trong năm 2015, đánh dấu bước chuyển biến về chất lượng của LĐVN trong năm vừa qua. Đặc biệt, cuối năm 2016, Nhật Bản vừa thông qua Luật mới tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các LĐ nước ngoài, trong đó có LĐVN.

Cụ thể, việc kéo dài thời hạn lưu trú cho các thực tập sinh đến 5 năm và mở rộng tiếp nhận nghề hộ lý điều dưỡng đối với chương trình thực tập kỹ năng là điểm nhấn quan trọng trong bối cảnh tốc độ già hóa dân số tại Nhật Bản cao và nhu cầu đối với nghề này đang là rất lớn.

Tương tự, trong năm 2016, Việt Nam đã có thỏa thuận với Đức liên quan đến vấn đề tuyển chọn đào tạo điều dưỡng sang làm việc trong các bệnh viện tại nước này. Hiện, cơ hội là rất rộng mở cho những LĐ có chuyên môn trong lĩnh vực này.

Ông Hương cũng cho biết, ngoài các thị trường trọng điểm, Cục quản lý lao động ngoài nước cũng sẽ triển khai thực hiện các Hiệp định và Thỏa thuận về hợp tác lao động đã ký với các nước Thái Lan, Lào, Australia; tiếp tục triển khai đưa ứng viên điều dưỡng, hộ lý sang làm việc tại Nhật Bản và CHLB Đức theo các chương trình đã ký kết; đồng thời nghiên cứu, hoàn thiện đề án “Đưa lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2025”.

Cơ hội rộng mở, nhưng theo các chuyên gia về lao động việc làm, để tiếp cận cơ hội việc làm, NLĐ cần trau dồi kỹ năng cần thiết như: Ngoại ngữ, chuyên môn nghề nghiệp… Thời gian tới, Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ tiếp tục chú trọng công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn LĐ đi làm việc ở nước ngoài.

Bên cạnh việc giám sát các doanh nghiệp trong công tác tuyển chọn, đào tạo LĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài, Cục sẽ phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp tiếp tục triển khai các chương trình hỗ trợ đào tạo LĐ đi làm việc ở nước ngoài cho các đối tượng chính sách xã hội.

Sẽ tăng cường các biện pháp bảo vệ NLĐ

Để bảo vệ quyền lợi cho NLĐ, Bộ LĐTBXH đã ban hành các quy định cụ thể về mức chi phí đối với NLĐ đi làm việc ở nước ngoài (tiền môi giới, tiền dịch vụ, tiền ký quỹ) cũng như các điều kiện cụ thể của hợp đồng cung ứng LĐ; yêu cầu thực hiện nghiêm túc bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho NLĐ để đảm bảo chất lượng LĐ; thông tin cụ thể về chi phí để đi làm việc theo các hợp đồng được đăng tải và cập nhật thường xuyên trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý lao động ngoài nước.

Thời gian tới, Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ tiếp tục chú trọng công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn LĐ đi làm việc ở nước ngoài.

Bên cạnh việc giám sát các doanh nghiệp trong công tác tuyển chọn, đào tạo LĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài, Cục sẽ phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp tiếp tục triển khai các chương trình hỗ trợ đào tạo LĐ đi làm việc ở nước ngoài cho các đối tượng chính sách xã hội.

Về phía Cục Quản lý lao động ngoài nước, Cục cũng phối hợp với thanh tra Bộ và các cơ quan liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp nhằm phát hiện các sai phạm, chấn chỉnh hoạt động chưa đúng với quy định của pháp luật trong lĩnh vực đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là các sai phạm của doanh nghiệp về việc thu phí đối với NLĐ vượt quá mức quy định.

“Công tác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ khi đi làm việc ở nước ngoài được đặt lên hàng đầu”- ông Phạm Viết Hương cho biết. Đối với các thị trường có nhiều LĐVN làm việc như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia, Ả rập Xê út... đã có các Ban Quản lý lao động tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện chức năng quản lý LĐ.

Đối với những nước không có Ban Quản lý lao động, Cục Quản lý lao động ngoài nước phối hợp với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để làm tốt công tác bảo hộ công dân và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ. Cục cũng thường xuyên chỉ đạo, giám sát doanh nghiệp, đặc biệt với các thị trường, lĩnh vực, ngành nghề có tính phức tạp, doanh nghiệp phải cử cán bộ đại diện tại nước tiếp nhận để quản lý và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ.

Bảo Duy

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này