Ăn nấm dại mọc trong rừng có thể nguy hiểm đến tính mạng

10:23 | 10/02/2017
Sau Tết thường là mùa mưa nên nấm mọc rất nhiều, tuy nhiên, các bác sỹ cảnh báo, người dân không nên ăn các loại nấm dại mọc trong rừng vì có thể nguy hiểm đến tính mạng.
an nam dai moc trong rung co the nguy hiem den tinh mang Không thể xem thường
an nam dai moc trong rung co the nguy hiem den tinh mang Ngộ độc nấm, hậu họa khôn lường
an nam dai moc trong rung co the nguy hiem den tinh mang Ăn phải nấm độc, 5 người đang nguy kịch

Theo số liệu của Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho thấy, giai đoạn 2003 -2013 có 17 ca tử vong do ngộ độc nấm, đa phần cấp cứu ngộ độc nấm là cả gia đình, có gia đình ở xã Quang Vinh (Trà Lĩnh, Cao Bằng) có 8/9 người tử vong, chỉ có một người sống sót.

an nam dai moc trong rung co the nguy hiem den tinh mang
Hình ảnh nấm độc do gia đình cung cấp sau khi ăn phải bị ngộ độc (Ảnh BV cung cấp)

Trao đổi với báo chí về vấn đề này, TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Phụ trách Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, các ca ngộ độc nấm xuất hiện thường sau Tết, khi gặp thời tiết mưa, mỗi năm khoảng vài chục ca. Các loại nấm gây ngộ độc nặng có chất amatoxin, có thể khiến hơn 50% bệnh nhân tử vong. Hoặc có ca cứu sống được thì cũng rất khó khăn và tốn kém, thời gian điều trị kéo dài, chí phí lên tới hàng trăm triệu đồng…

an nam dai moc trong rung co the nguy hiem den tinh mang
Bệnh nhân bị ngộ độc Nấm đang điều trị tại Trung tâm Chống độc (BV Bạch Mai) (Ảnh do BV cung cấp)

Cũng theo chia sẻ của bác sĩ Nguyên, những ca ngộ độc nấm thường rơi vào người bệnh là đồng bào dân tộc thiểu số, sinh sống ở khu vực miền núi Cao Bằng, Tuyên Quang, Thái Nguyên…

“Mấy năm trước, PGS.TS Hoàng Công Minh - Trung tâm phòng chống nhiễm độc nấm (Học viện Quân Y) thực hiện nghiên cứu và tuyên truyền về ngộ độc nấm tại các địa phương thì giảm hẳn các ca ngộ độc nấm, giúp giảm số người tử vong. Do đó, việc truyền thông có hiệu quả khi bà con đọc được những thông tin về ngộ độc nấm, được các nhà khoa học đến tận nơi và chỉ ra các loại nấm độc" – bác sĩ Nguyên cho hay.

an nam dai moc trong rung co the nguy hiem den tinh mang an nam dai moc trong rung co the nguy hiem den tinh mang
Nấm độc tán trằng tại Bắc Cạn Nấm độc tán trằng tại Cao Bằng

Còn theo chia sẻ của TS.BS Nguyễn Tiến Dũng - Trung tâm Chống độc, nhiều bà con quan niệm rằng nấm có màu sắc hoặc bị côn trùng, động vật ăn thì chắc là không sao nên mang về ăn, nhưng thực tế là không phải và thường khó phân biệt bằng mắt thường giữa nấm độc và nấm không độc. Khi bị ngộ độc nấm nếu có phản ứng đau bụng, nôn, đi ngoài trước 6 tiếng thì thường là rối loạn tiêu hóa, dễ điều trị.

Nếu những biểu hiện này xuất hiện 6 tiếng sau khi ăn thường là nguyên nhân từ nấm cực độc và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Có người ăn 1 - 2 nhánh nấm cũng có thể tử vong vì chất amatoxin khi vào cơ thể khiến bệnh nhân bị chảy máu, tổn thương gan, men gan tăng cao nhanh, dẫn đến suy gan, suy thận... dẫn đến nguy cơ tử vong.

“Một số tỉnh đã mời các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai về nghiên cứu và tuyên truyền đến bà con ở nhiều xã, đưa ra những hình ảnh nấm độc và cùng bà con đi tìm nấm độc. Chẳng hạn, nghiên cứu ở Cao Bằng có khoảng 13 loại nấm, trong đó có 4 loại nấm cực độc, còn lại là không rõ. Các loại nấm độc có hình dạng bên ngoài rất hấp dẫn: trắng muốt, có đầy đủ các bộ phận như chóp, thân, rễ nấm” – bác sĩ Dũng chia sẻ.

Như vậy có thể thấy, sau Tết thường là mùa mưa nên nấm mọc rất nhiều, người dân không nên ăn các loại nấm dại mọc trong rừng. Nếu chẳng may ăn phải, người dân nên giữ lại một ít để cung cấp cho bác sĩ nhận dạng loại nấm khi xảy ra ngộ độc. Đặc biệt, nếu thấy hiện tượng sau khi ăn nấm bị đau bụng đi ngoài, lập tức phải đến ngay cơ sở y tế để được chuẩn đoán và điệu trị.

Trang Thu

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này