Giảm phiền hà, chống nhũng nhiễu là nhiệm vụ của mỗi kiểm toán viên

08:23 | 03/02/2017
Ngày 2/2 tức mùng 6 Tết Đinh Dậu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm và làm việc với Kiểm toán Nhà nước (KTNN).
giam phien ha chong nhung nhieu la nhiem vu cua moi kiem toan vien Kiểm toán nêu bức tranh tài chính 38 tập đoàn, tổng công ty
giam phien ha chong nhung nhieu la nhiem vu cua moi kiem toan vien Một đợt kiểm toán: Rút ngắn 5 năm thu phí BOT
giam phien ha chong nhung nhieu la nhiem vu cua moi kiem toan vien Kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của Hoàng Anh Gia Lai

Đánh giá cao thành tích mà KTNN đạt được thời gian qua, Thủ tướng cho rằng KTNN có bước trưởng thành rất lớn về mọi mặt. Uy tín của KTNN trước Trung ương, Quốc hội, Chính phủ và nhân dân ngày càng được khẳng định và nâng cao.

giam phien ha chong nhung nhieu la nhiem vu cua moi kiem toan vien
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc

Theo Tổng KTNN Hồ Đức Phớc, trong giai đoạn 2012-2016, KTNN đã góp phần tăng thu, giảm chi ngân sách và xử lý tài chính khác 115.203 tỉ đồng, năm 2016 đã kiến nghị xử lý tài chính 35.931 tỉ đồng, cao nhất trong 22 năm hoạt động của KTNN và tăng gấp 1,8 lần so với năm 2015 (19.863 tỉ đồng).

Nêu rõ quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển, hành động phục vụ người dân và doanh nghiệp, Thủ tướng mong muốn, thông qua chức năng, nhiệm vụ của mình, KTNN bảo đảm sự liêm chính trong quản lý kinh tế của Nhà nước. KTNN trước hết cũng phải liêm chính.

KTNN không phải chỉ phát hiện sai phạm, chỉ rõ đúng sai mà điều quan trọng hơn là qua công tác kiểm toán, phát hiện những lỗ hổng, chỗ bất hợp lý của pháp luật, công tác quản lý để "vá lại", hoàn thiện thể chế. KTNN cần nghiên cứu chính sách, chiến lược phát triển, các chủ trương, dự án lớn để đưa ra các kiến nghị, cảnh báo đối với Chính phủ, các cơ quan chức năng. Qua kiểm toán cần chỉ ra những quy định phi lý khó thực hiện…

Thủ tướng cho rằng sức mạnh của kiểm toán chính là năng lực cao, trình độ cao, tính độc lập và công khai minh bạch. Khi đã tìm ra chân lý, phát hiện điều đúng đắn thì cần quyết liệt theo dõi, bám sát đến cùng, “chứ không phải làm nửa vời, biết bàn, bí bỏ”. Phải quan tâm công tác hậu kiểm toán, truy thu đến cùng. KTNN là công cụ quan trọng để giám sát, kiểm soát quyền lực, ngăn chặn tình trạng lạm quyền trong quản lý tài chính công và tài sản công...

Thủ tướng đặt vấn đề về kiện toàn tổ chức bộ máy, hoàn thiện quy trình kiểm toán, nâng cao năng lực, chuyên nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm toán vừa có tâm, vừa có tầm, dĩ công vi thượng. KTNN cần sử dụng hiệu quả nhất, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kiểm toán hiện có để thực hiện tốt quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật KTNN.

Giảm phiền hà, chống nhũng nhiễu là nhiệm vụ rất quan trọng của mỗi kiểm toán viên, mỗi đoàn kiểm toán và KTNN. Cần nâng cao chất lượng, kế hoạch kiểm toán, tập trung vào những nội dung, chương trình, kế hoạch ưu tiên của Quốc hội, Chính phủ và nền kinh tế như tái cơ cấu, bảo đảm an toàn tài chính công quốc gia, nợ xấu, nợ công, nợ thuế, tiết kiệm, nâng cao hiệu quả chi tiêu ngân sách, sử dụng tài sản công… Lắng nghe, phối hợp tốt với các cơ quan chức năng, đặc biệt là các cơ quan có nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát, có cơ chế trao đổi nghiệp vụ với các cơ quan này để nghe nhiều chiều trong xử lý, quyết định cuối cùng. “Mình độc lập nhưng lắng nghe, đây là phương pháp tốt nhất để có quyết định cuối cùng xác đáng, chính xác”, Thủ tướng chia sẻ.

Minh Hạnh

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này