Lao động các ngành dệt may và điện tử: 86% có nguy cơ mất việc làm

11:11 | 15/12/2016
Lao động (LĐ) tay nghề thấp có nguy cơ bị thay thế bởi tự động hóa. Việt Nam cần làm gì để đáp ứng được thay đổi về công nghệ và nhu cầu kỹ năng LĐ - đó là chủ đề đối thoại chính sách quốc gia lần đầu tiên về việc làm trong thời gian tới được Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tổ chức ngày 13/12 tại Hà Nội.
lao dong cac nganh det may va dien tu 86 co nguy co mat viec lam Thêm một CĐCS mới thuộc CĐ ngành Dệt May Hà Nội
lao dong cac nganh det may va dien tu 86 co nguy co mat viec lam CĐ ngành Dệt-May Hà Nội: Cần sớm ký kết TƯLĐTT cấp ngành
lao dong cac nganh det may va dien tu 86 co nguy co mat viec lam CĐ ngành Dệt - May Hà Nội: Tập huấn về kỹ năng thương lượng

Nguy cơ mất việc làm bởi công nghệ

Theo ILO, ASEAN và Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi và công nghệ đang thay đổi việc làm và doanh nghiệp tại Việt Nam. Theo đó, hai ngành sẽ chịu tác động nhiều nhất là dệt may và điện tử. Khi các thiết bị tự động xuất hiện ngày càng nhiều tại các nhà máy, cũng đồng nghĩa với chỗ làm của công nhân ngày càng ít đi, với khoảng 86% LĐ trong ngành dệt may sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm.

lao dong cac nganh det may va dien tu 86 co nguy co mat viec lam
3/4 LĐ làm công ăn lương ngành điện- điện tử có thể bị thay thế bởi robot

Trong khi đó, 3/4 LĐ làm công ăn lương trong ngành sản phẩm điện- điện tử có thể sẽ bị thay thế bởi robot. Đây được coi là những ngành xuất khẩu chính của Việt Nam, chiếm gần 40% tổng số việc làm trong lĩnh vực sản xuất, đồng thời cũng là ngành thâm dụng LĐ và kỹ năng tay nghề thấp.

Bà Đào Thị Thu Huyền - Chánh văn phòng cấp cao Công ty Canon Việt Nam cho biết, cách đây khoảng 6-7 năm, Nhà máy Thăng Long của Công ty (tại huyện Đông Anh, Hà Nội) có 13.000 nhân viên. Nhưng đến nay con số này giảm xuống còn 8.000 nhân viên, nhưng doanh thu, sản lượng của Công ty vẫn giữ nguyên.

Thực trạng hiện nay, tỉ lệ người LĐ bị mất việc, được đào tạo lại để tìm kiếm việc làm mới là rất thấp.

Vì vậy, cần tăng cường đào tạo lại kỹ năng nghề nghiệp mới cho người LĐ để họ sẵn sàng quay trở lại thị trường LĐ.

Lý do là nhiều công đoạn của Công ty đã dùng robot thay cho công nhân. Trong khi đó, theo ILO, trong năm 2015, một nhà máy may của nước ngoài hoạt động tại Việt Nam đã sử dụng mắt cắt tự động, mỗi máy thay thế 15 công nhân trong công đoạn cắt.

Tuy nhiên, nghiên cứu của ILO cho thấy Việt Nam vẫn chưa chứng kiến tác động của công nghệ tại nơi làm việc ở mức độ giống như ở một số nước phát triển hơn trong khu vực ASEAN, bởi giá LĐ vẫn còn cạnh tranh và chi phí đầu tư công nghệ tương đối đắt đỏ.

Vì vậy, theo ILO, Việt Nam nên cải thiện các kỹ năng cần thiết cho lực lượng LĐ thông qua sự phối hợp giữa các nhà hoạch định chính sách, người sử dụng LĐ và các cơ sở đào tạo để hiện đại hóa hệ thống phát triển kỹ năng nghề nhằm đón đầu những xu hướng đang thay đổi tại nơi làm việc và những đổi mới công nghệ.

Cần cải thiện kỹ năng nghề cho người LĐ

Tại buổi đối thoại, các ý kiến đều thống nhất cho rằng, ưu tiên cải thiện kỹ năng của lực lượng LĐ là một nhiệm vụ quan trọng trước bối cảnh những LĐ tay nghề thấp có nguy cơ bị thay thế bởi tự động hóa. Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi kỹ năng nghề và năng suất trên thị trường LĐ.

Dệt may và da giày là hai ngành thâm dụng nhiều LĐ nhất và cũng là những ngành bị đe dọa nhiều nhất bởi tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư. “Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, LĐ Việt Nam sẽ chịu tác động mạnh hơn.

Vì vậy, vấn đề quan trọng là cần thay đổi công nghệ, đảm bảo công ăn việc làm cho người LĐ. Riêng trong lĩnh vực dệt may, điện tử, cần nâng cao tay nghề để đáp ứng thị trường LĐ, ứng phó với thách thức trên”- ông Lộc khẳng định.

Tại buổi đối thoại, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính cho biết, hiện, Tổng LĐLĐVN đang tích cực tham gia cùng Chính phủ, doanh nghiệp để tiếp tục thực hiện nâng cao kỹ năng nghề cho người LĐ. Phó Chủ tịch Mai Đức Chính cũng đề nghị cần bổ sung Quỹ đào tạo lại cho người LĐ (đặc biệt là LĐ nữ) vào Bộ luật Lao động sửa đổi.

Cũng theo ông Mai Đức Chính, thực trạng hiện nay, tỉ lệ người LĐ bị mất việc, được đào tạo lại để tìm kiếm việc làm mới là rất thấp. Vì vậy, cần tăng cường đào tạo lại kỹ năng nghề nghiệp mới cho người LĐ để họ sẵn sàng quay trở lại thị trường LĐ.

Bảo Duy

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này