Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Mỹ Đức

Từng bước giảm nghèo bền vững

08:28 | 10/12/2016
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là người lao động (NLĐ) ở khu vực nông thôn. Ở huyện Mỹ Đức, đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho NLĐ khu vực nông thôn trong những năm qua đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, từng bước giảm nghèo bền vững.
tung buoc giam ngheo ben vung Đào tạo nghề hướng tới đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế
tung buoc giam ngheo ben vung Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Mỹ Đức: Chú trọng đầu ra sau mỗi khóa học

Trong giai đoạn 2011 - 2015, đề án đào tạo nghề cho LĐNT theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn Thành phố Hà Nội được Ban chỉ đạo 1956 của Thành phố đánh giá là có chất lượng và hiệu quả cao.

Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956 của huyện Mỹ Đức đã thực hiện kiểm tra, giám sát và đánh giá tình hình thực hiện đề án tại các xã, thị trấn thông qua kiểm tra của Phòng Lao động Thương binh và Xã hội (LĐ TB&XH), các thành viên Ban chỉ đạo, hoặc lồng ghép với công tác giám sát của các huyện.

tung buoc giam ngheo ben vung
Đào tạo nghề cho LĐNT góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người dân. Ảnh minh họa.

Quá trình tổ chức các lớp học nghề, ngoài việc kiểm tra của Ban chỉ đạo, lãnh đạo Phòng LĐ TB&XH cử cán bộ phối hợp với Phòng Kinh tế, UBND các xã, thị trấn thực hiện giám sát, quản lý lớp học. Việc thực hiện chương trình theo hợp đồng, cấp chứng chỉ, giáo trình đào tạo, chi trả chế độ cho học viên theo quy định…

Theo đánh giá chung của Ban chỉ đạo 1956 huyện Mỹ Đức, đào tạo nghề cho LĐNT có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là người lao động ở khu vực nông thôn, phát triển kinh tế của huyện góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Theo Ban chỉ đạo 1956 huyện Mỹ Đức, còn một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện đề án. Cụ thể: Quy định mỗi người chỉ được học một nghề gây khó khăn cho NLĐ khi muốn học thêm nghề khác để chuyển đổi nghề cho phù hợp với nền kinh tế thị trường.

Một số nội dung chương trình đào tạo nghề chưa chuyên sâu, chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại. Hiện tại, huyện chưa có trung tâm dạy nghề nên việc dạy nghề cho LĐNT 100% do các doanh nghiệp, đơn vị, các trường ngoài địa bàn huyện dẫn đến khó khăn trong công tác tuyển sinh, bố trí địa điểm học, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học.

Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho NLĐ khu vực nông thôn của huyện trong những năm qua cũng đã tạo ra và tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, từng bước giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đó, đào tạo nghề cho LĐNT có tác động lớn trong việc chuyển đào tạo nghề từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo nghề sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của NLĐ nông thôn và theo yêu cầu của thị trường lao động và sản xuất hàng hóa.

Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ là một chủ trương đúng đắn không chỉ phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của NLĐ địa phương mà còn nâng cao chất lượng LĐNT, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã đủ tiêu chuẩn, chức danh cán bộ, công chức, đủ trình độ, bản lĩnh lãnh đạo, quản lý và thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở xã phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Năm 2016, công tác đào tạo nghề cho LĐNT được UBND huyện Mỹ Đức đặc biệt quan tâm. Huyện đã chỉ đạo xây dựng thực hiện công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề thông qua các tổ chức đoàn thể ở địa phương như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân. Vận động các xã đông dân cư có cộng tác viên tham gia làm công tác tuyên truyền và tư vấn cho lao động lựa chọn nghề phù hợp với điều kiện của địa phương.

UBND huyện giao cho Phòng LĐ TB&XH phối hợp với các cơ quan ban, ngành liên quan xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền, tư vấn định hướng nghề, giới thiệu việc làm cho đoàn thanh niên và NLĐ về chính sách đào tạo nghề cho lao động trong độ tuổi lao động được biết chính sách của Nhà nước.

Tuy nhiên, theo Ban chỉ đạo 1956 huyện Mỹ Đức, còn một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện đề án. Cụ thể: Quy định mỗi người chỉ được học một nghề gây khó khăn cho NLĐ khi muốn học thêm nghề khác để chuyển đổi nghề cho phù hợp với nền kinh tế thị trường.

Một số nội dung chương trình đào tạo nghề chưa chuyên sâu, chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại. Hiện tại, huyện chưa có trung tâm dạy nghề nên việc dạy nghề cho LĐNT 100% do các doanh nghiệp, đơn vị, các trường ngoài địa bàn huyện dẫn đến khó khăn trong công tác tuyển sinh, bố trí địa điểm học, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học.

Trên cơ sở kết quả đào tạo nghề cho LĐNT năm 2016, sang năm 2017, Ban chỉ đạo 1956 huyện Mỹ Đức sẽ tiếp tục mở các lớp đào tạo nghề thuộc các lĩnh vực có nhu cầu cao, bám sát các chỉ tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện gắn kết các chương trình, các dự án phát triển, điều chỉnh, thực hiện, có phương án bổ sung để đề án phù hợp với thực tế và nhu cầu chính đáng của NLĐ.

Đồng thời tăng cường huy động, hợp tác với các cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp trong việc hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm cho LĐNT không có việc làm ổn định. Tổ chức ký cam kết với doanh nghiệp trong việc tuyển dụng và đào tạo NLĐ địa phương.

H.Duy

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này