![]() | Đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố |
![]() | Lắng nghe tiếng nói công nhân |
![]() | Lãnh đạo thành phố Hà Nội lắng nghe tâm tư, nguyện vọng công nhân |
![]() |
Tổ chức Hội nghị NLĐ nhằm phát huy quyền làm chủ của NLĐ |
Cụ thể, về tổ chức Hội nghị CBCC,VC, người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan xã, phường, thị trấn, cơ quan của Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội chủ trì, phối hợp với CĐCS tổ chức Hội nghị CBCC,VC của cơ quan, đơn vị.
Hội nghị CBCC,VC bao gồm các nội dung được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 04/2015/NĐ-CP, như: tập trung kiểm điểm việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao, kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị CBCC,VC và những quy định về thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị, trách nhiệm người đứng đầu trong thực hiện kế hoạch công tác năm, thảo luận, bàn biện pháp thực hiện kế hoạch công tác năm tới; lắng nghe giải đáp các ý kiến thắc mắc; thông qua Quy chế chi tiêu nội bộ; công tác chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống CBCC, VC và người lao động; báo cáo của Ban Thanh tra nhân dân, bầu Ban Thanh tra nhân dân ...
Riêng đối với đơn vị sự nghiệp công lập, cần bám sát nhiệm vụ chính trị của đơn vị gắn với việc thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ “Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập”.
UBND và LĐLĐ Thành phố chỉ rõ: việc tổ chức hội nghị phải đảm bảo dân chủ, thiết thực, đúng trình tự, nội dung, thành phần theo quy định. Căn cứ vào số lượng CBCC, VC và điều kiện cụ thể của cơ quan, đơn vị để lựa chọn hình thức tổ chức hội nghị toàn thể hay hội nghị đại biểu theo quy định.
Về tổ chức Hội nghị NLĐ, Ban chấp hành CĐCS tại nơi có CĐCS hoặc CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở tại nơi chưa có CĐCS phối hợp với người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng từ 10 NLĐ trở lên làm việc theo hợp đồng lao động (gọi chung là doanh nghiệp) để tổ chức Hội nghị NLĐ tại doanh nghiệp.
Hội nghị NLĐ tại doanh nghiệp bao gồm các nội dung theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013 của Chính phủ, trong đó tập trung thảo luận về: tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh; đời sống, việc làm của người lao động, lợi ích của doanh nghiệp, biện pháp cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động; kết quả kiểm tra giám sát thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động; bầu thành viên đại diện cho tập thể lao động tham gia đối thoại định kỳ tại nơi làm việc...
Tiêu chuẩn và hoạt động của thành viên đại diện cho tập thể lao động tham gia đối thoại định kỳ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013 của Chính phủ.
Về thời gian tổ chức, UBND và LĐLĐ Thành phố chỉ đạo, đối với với Hội nghị CBCC,VC cần hoàn thành trước ngày 31/01/2017. Riêng khối đơn vị sự nghiệp là trường học hoàn thành trong quý IV năm 2017. Đối với Hội nghị NLĐ, các doanh nghiệp tập trung hoàn thành trước ngày 30/6/2017.
Phạm Diệp
Đường dẫn bài viết: https://laodongthudo.vn/truoc-3112017-phai-hoan-thanh-to-chuc-hoi-nghi-cbccvc-45791.html
In bài viết© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này