Tinh giản bộ máy để tăng lương

15:46 | 18/11/2016
Một trong những vấn đề mà cử tri, đặc biệt quan tâm trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XIV là cơ chế tiền lương, tiền công và lộ trình tăng lương thời gian tới như thế nào để người hưởng lương bớt khó khăn. 
tinh gian bo may de tang luong Tăng lương tối thiểu vùng từ 1/1/2017
tinh gian bo may de tang luong Từ 1/7/2017 sẽ tăng lương cơ sở lên 1,3 triệu
tinh gian bo may de tang luong Từ nay đến năm 2020: Lương tăng bình quân 7%/năm

Xem lại cách tính phụ cấp

Là một trong những đại biểu đăng đàn đầu tiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân- đại biểu (ĐB) Nguyễn Thị Phúc (đoàn Bình Thuận) đặt câu hỏi: Tiền lương đang có sự thiếu công bằng giữa cán bộ công chức các cấp. Đều là cán bộ như nhau nhưng phụ cấp người có người không, lương cán bộ lại thấp…, trách nhiệm của Bộ trưởng như thế nào?

tinh gian bo may de tang luong
Lương là thu nhập chính của người về hưu

Và để chứng minh cho câu hỏi chất vấn này, ĐB Phúc dẫn chứng: Cũng là cán bộ, công chức, nhưng phụ cấp công vụ, ngành có ngành không. Cũng là cán bộ khối dân - chính- Đảng, nhưng mức phụ cấp 30% ở cấp xã, phường lại không có. Thậm chí, cũng là những ngành đặc thù như y tế, giáo dục nhưng thâm niên thì ngành không ngành có.

Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Lê Vĩnh Tân trả lời: Lộ trình tiền lương là một vấn đề phức tạp, khó khăn, đến nay đã trình qua 5 lần kỳ họp Trung ương. Bắt đầu từ năm 2013, chúng ta xác định mức lương cơ sở là 1.150.000 đồng/người/tháng. Tới năm 2014 và 2015, tiền lương cơ sở không tăng và tới năm 2016 mới tăng 7% lên 1.210.000 đồng.

Lộ trình tiền lương là một vấn đề phức tạp, khó khăn, đến nay đã trình qua 5 lần kỳ họp Trung ương. Bắt đầu từ năm 2013, chúng ta xác định mức lương cơ sở là 1.150.000 đồng/người/tháng. Tới năm 2014 và 2015, tiền lương cơ sở không tăng và tới năm 2016 mới tăng 7% lên 1.210.000 đồng.

Trong năm 2017, nếu phải trả nợ cho những năm trước không tăng, cộng thêm phần còn lại của năm 2016 thì mức lương cơ sở cần phải tăng 26%, nghĩa là lên mức 1.450.000 đồng. Nếu thực hiện như vậy, tổng chi ngân sách sẽ quá lớn. Bởi vậy, Ban chỉ đạo tiền lương đã họp và trình Quốc hội chỉ tăng 7% trong năm 2017, tương đương với 90.000 đồng, để có mức lương cơ sở là 1.300.000 đồng.

Trong năm 2017, nếu phải trả nợ cho những năm trước không tăng, cộng thêm phần còn lại của năm 2016 thì mức lương cơ sở cần phải tăng 26%, nghĩa là lên mức 1.450.000 đồng. Nếu thực hiện như vậy, tổng chi ngân sách sẽ quá lớn. Bởi vậy, Ban chỉ đạo tiền lương đã họp và trình Quốc hội chỉ tăng 7% trong năm 2017, tương đương với 90.000 đồng, để có mức lương cơ sở là 1.300.000 đồng.

Về vấn đề phụ cấp, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân trả lời rất ngắn gọn rằng, phụ cấp đặc thù với ngành nghề trong các cơ quan hành chính, Bộ Nội vụ đã trình Bộ Chính trị đề án đưa vào diện cải cách tiền lương và sẽ triển khai trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, trước mắt do quỹ lương hạn hẹp nên không thể thực hiện mức phụ cấp cho cán bộ của toàn hệ thống chính trị.

Triệt để tinh giản biên chế để nuôi dưỡng quỹ lương

Liên quan đến vấn đề tiền lương, một số ĐB nêu vấn đề hiện nay bộ máy hưởng lương rất cồng kềnh, nhiều biên chế khiến quỹ lương không kham nổi. Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết: Trong 2 năm vừa qua, cả nước mới chỉ tinh giản được 17.000 người, trong khi nếu thực hiện bình quân mỗi năm 1%, thì số lượng người cần giảm là 36.000 người.

Do đó, cần phải thực hiện nghiêm vấn đề này, đồng thời thực hiện xã hội hoá các đơn vị sự nghiệp công, từng bước xoá bỏ cơ chế bao cấp đối với các đơn vị sự nghiệp này và từng bước nâng phí, chuyển thành giá đảm bảo cho các đơn vị sự nghiệp công lập đủ hạch toán đầu vào.

Đi sâu vào phân tích các giải pháp để nuôi dưỡng quỹ lương, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho hay: Trong giai đoạn 2016 - 2020, xác định nền kinh tế còn gặp khó khăn, thách thức, trong khi nguồn chi ngân sách để trả lương (cho 6,5 triệu người hưởng lương và các chế độ tiền lương) chiếm tới 1/3 chi ngân sách, Bộ đã và sẽ tham mưu Chính phủ làm tốt 3 nội dung chính.

Thứ nhất, thực hiện nghiêm tinh giản biên chế theo Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị. Tới năm 2021, nếu giảm được 20% số lượng viên chức, cộng thêm giảm 10% công chức, thì sẽ có đủ cơ sở thực hiện lộ trình tiền lương theo Nghị định 64 của Chính phủ; Thứ hai, Bộ Nội vụ đã trình Chính phủ có chỉ đạo với các bộ, ngành trung ương để xây dựng nghị định, chiến lược, chính sách xã hội hóa đối với các đơn vị sự nghiệp công lập; từng bước xóa bao cấp với các đơn vị sự nghiệp, chuyển qua hỗ trợ cho các đối tượng sử dụng dịch vụ công; Thứ ba, từng bước nâng phí chuyển thành giá để các đơn vị sự nghiệp hạch toán đầu vào.

Bên cạnh việc thực hiện Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cũng đề nghị các địa phương cần tăng nguồn thu để dành 50% cho việc tăng lương. Đồng thời, đề nghị Bộ Tài chính bố trí ngân sách bảo đảm thu nhập của cán bộ, công chức khi mức lương hiện nay còn quá thấp.

Nếu thực hiện theo đúng chủ trương, tới năm 2017, mức lương cơ sở mới chỉ có 1.300.000 đồng - chưa đủ chi trả một nửa cho mức sống tối thiểu hiện nay là 3.300.000 đồng. Do vậy, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho rằng, cần thực hiện các chính sách tinh giản biên chế, tiết kiệm chi, dành một phần lương, một phần ngân sách để cải cách tiền lương.

“Với mục tiêu giảm khoảng cách giữa người có mức lương cao nhất và người có mức lương thấp nhất, trên cở sở tách hẳn phần lương công chức hiện đang làm việc tại các cơ quan Đảng, Nhà nước ra khỏi phần chi trả khác, thực hiện đồng bộ, có hiệu quả trong tiến trình cải cách tiền lương”- Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nhấn mạnh.

Trong Nghị quyết về ngân sáchh năm 2017 vừa được thông qua, việc tăng lương cơ sở từ 7 - 8% chỉ là giải pháp tạm thời, không thể được coi là điều kiện để cải cách chính sách tiền lương.

Kết luận số 63 của Bộ Chính trị, Nghị quyết Trung ương 5, Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI đều đề cập đến cải cách chính sách tiền lương. Thứ nhất, việc tinh giản 2,2 triệu công chức, viên chức là chưa đúng tinh thần, mà khu vực này phải chuyển sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và khoán chi phí đầu ra theo kết quả, chứ không chỉ có giải pháp giảm biên chế. Thứ hai, cải cách chính sách tiền lương là phải cải cách thang lương, bảng lương, mức lương cơ sở và bội số tiền lương chứ không phải là thu hẹp bội số tiền lương.

ĐB Bùi Sỹ Lợi (đoàn Thanh Hóa)

Hà - Tiến

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này