Thương mại điện tử muốn phát triển:

Đừng quảng cáo một đàng, bán hàng một nẻo

08:17 | 01/10/2016
Theo các chuyên gia, thời gian qua, thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam phát triển hết sức khả quan. Tuy nhiên, người tiêu dùng (NTD) vẫn cho rằng, họ vẫn cảm thấy e ngại về chất lượng sản phẩm không tương xứng với những quảng cáo. Đây chính là một trong những rào cản về niềm tin mà NTD dành cho thị trường này.
dung quang cao mot dang ban hang mot neo Phát triển thương mại trên nền tảng di dộng: Doanh nghiệp chưa “mặn mà”
dung quang cao mot dang ban hang mot neo Facebook tung công cụ đắc lực phục vụ mua bán online

Hiện nay, TMĐT không chỉ tập trung ở các thành phố lớn mà đã mở rộng trên phạm vi cả nước. Nhiều mô hình kinh doanh TMĐT đã hình thành và được các doanh nghiệp vận hành, triển khai rộng rãi.

dung quang cao mot dang ban hang mot neo
Người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới mua hàng online. Ảnh minh họa.

Theo số liệu của Viện Nghiên cứu thương mại được cung cấp tại Hội thảo “Dịch vụ thanh toán điện tử với phát triển TMĐT - Xu thế và đổi mới" thì Việt Nam là nước có tỉ lệ người truy cập internet, chiếm 45% dân số, tương đương với khoảng 41 triệu người, nằm trong top 10 châu Á và top 20 các quốc gia có lượng người truy cập internet nhiều nhất. Ngoài việc đọc báo, tìm kiếm thông tin, giải trí thì người dùng truy cập mạng còn có mục đích mua sắm hàng hóa online. Đặc biệt, là trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, các phương tiện truy cập internet đang dần thay đổi mạnh mẽ.

Nếu như trước đây, NTD thường truy cập internet bằng máy tính để bàn, thì ngày nay lại có xu hướng chuyển qua các thiết bị cầm tay. Với ưu điểm nhỏ gọn, tiện dụng và nhanh chóng, điện thoại di động ngày càng trở nên phổ biến, thị trường smartphone phong phú, đa dạng về giá cả và thương hiệu giúp người dùng dễ dàng sở hữu một chiếc điện thoại di động thông minh có đầy đủ tính năng kết nối wifi, 3G, lướt web dễ dàng, mọi lúc mọi nơi, smartphone được coi là vật “bất ly thân” của nhiều người. Do đó, việc quảng bá hình ảnh thông qua TMĐT của doanh nghiệp cũng hết sức dễ dàng.

Để TMĐT “sống” được trong lòng NTD, điều quan trọng theo ông Nam chỉ khi nào người mua nhận hàng và hàng nhận được đúng như thỏa thuận mua bán, người mua xác nhận khoản thanh toán đó thì người bán mới thực sự nhận được tiền. Thậm chí, người mua còn được bồi hoàn lại toàn bộ số tiền đã thanh toán cho người bán nếu giao dịch gặp rủi ro.

Tuy nhiên, cũng chính vì sự dễ dàng trong tiếp cận internet để giao dịch TMĐT, nên nhiều doanh nghiệp, đại lý, nhà phân phối đã “thổi phồng” sản phẩm của mình khiến NTD chưa kịp tiếp cận TMĐT như một thói quen mua sắm thời công nghệ đã vội quay lưng

Chị Hồng Linh (Định Công - Hà Nội) chia sẻ quan điểm: "Trước đây tôi hay mua quần áo, giày dép... trên mạng. Nhiều sản phẩm nhìn trên web thì long lanh do hình ảnh mẫu mặc quảng cáo đã được photoshop kỹ lưỡng, nhưng khi nhận thì một trời một vực. Tôi bị nhiều lần như vậy nên bây giờ hạn chế mua hàng qua mạng". Chị Linh cho biết thêm, khi chia sẻ điều này, chị đã nhận được vô số đồng tình của bạn bè, đồng nghiệp. Điều này cho thấy một thực tế, những sản phẩm không đạt chất lượng hoặc không đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng là nguyên nhân khiến họ không mấy mặn mà với việc mua sắm qua mạng.

Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Văn Nam - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại cho rằng, mọi khâu trong giao dịch TMĐT đều có vấn đề, từ khâu giao nhận hàng đến khâu thanh toán. Đa số NTD chưa tin tưởng các giao dịch tài chính qua mạng, nên hình thức giao dịch tiền mặt khi nhận hàng (COD) vẫn là giao dịch phổ biến. Điều này đang là rào cản trong phát triển TMĐT ở Việt Nam.

Tuệ Liên

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này