99/100 doanh nghiệp điện tử Việt Nam là doanh nghiệp FDI

23:39 | 29/09/2016
Mặc dù ngành điện tử là một biểu tượng cho sự hội nhập, nhưng các doanh nghiệp (DN) nội địa Việt Nam gần như đứng ngoài chuỗi cung ứng đó. Các DN Việt Nam có lẽ chỉ cung cấp được thùng carton, bao bì, đóng gói.
99100 doanh nghiep dien tu viet nam la doanh nghiep fdi Cần có giải pháp gỡ nút thắt cơ chế?
99100 doanh nghiep dien tu viet nam la doanh nghiep fdi Nâng cao chất lượng hoạt động hướng tới hội nhập TPP
99100 doanh nghiep dien tu viet nam la doanh nghiep fdi Nhân sự Việt Nam: Mất cơ hội vì ngoại ngữ kém

Thông tin trên được Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc khẳng định tại cuộc đối thoại chính sách về “Cải thiện số lượng và chất lượng việc làm thông qua các thực hành lao động có trách nhiệm trong ngành điện tử tại Việt Nam” do VCCI và Tổ chức Lao động Quốc tế ( ILO) tổ chức ngày 29.9 tại Hà Nội.

99100 doanh nghiep dien tu viet nam la doanh nghiep fdi
Đối thoại chính sách cấp cao về lao động ngành điện tử diễn ra tại Hà Nội ngày 29.9

Theo khảo sát của ILO, 99 trong số 100 DN điện tử lớn nhất Việt Nam hiện nay là DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Chiếm đa số trong 20 DN lớn nhất là DN Nhật Bản, tiếp đến là các DN Hàn Quốc. 20 DN lớn nhất này sử dụng một nửa tổng số lao động trong ngành điện tử.

Sự hội nhập kinh tế ngày càng sâu sắc của Việt Nam thông qua Hiệp ước Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và các hiệp định thương mại tự do (FTA) khác mở ra các cơ hội việc làm mới cho ngành điện tử.

Theo các chuyên gia về lao động việc làm của ILO, mặc dù cho tới nay đã hội nhập thành công vào chuỗi giá trị ngành điện tử toàn cầu, nhưng ngành công nghiệp điện tử vẫn đang gặp phải những thách thức lớn.

99100 doanh nghiep dien tu viet nam la doanh nghiep fdi
Nhân lực điện tử Việt Nam phần lớn vẫn làm công việc giản đơn

Cụ thể, khoảng 80% lao động ở phân khúc dưới của ngành công nghiệp này hầu hết là lao động nữ làm việc trong các dây chuyền lắp ráp vốn không mang lại nhiều giá trị gia tăng cho sản phẩm. Phụ nữ cũng hầu như không giữ các vị trí kỹ thuật hay quản lý, các vị trí quản lý cấp cao trong ngành đều do người nước ngoài nắm giữ.

Ngoài ra, lao động ngành điện tử còn gặp các thách thức về tuân thủ luật lao động như: Vi phạm thời gian làm thêm giờ (vượt quá giới hạn 300 giờ/năm), phân biệt đối xử về giới (trong tuyển dụng và đối với phụ nữ có thai), một số vấn đề về an toàn lao động và đóng bảo hiểm xã hội...

B.D

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này