Xét tuyển đợt 1: Bộ GD&ĐT lý giải vì sao nhiều trường lớn không đủ chỉ tiêu

06:38 | 23/08/2016
Khi thời gian xét tuyển đợt 1 kết thúc, nhiều trường ĐH top đầu vẫn không tuyển đủ thí sinh và phải đưa ra chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng bổ sung đã khiến nhiều người đặt câu hỏi vì sao?
xet tuyen dot 1 bo gddt ly giai vi sao nhieu truong lon khong du chi tieu Bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học đợt bổ sung
xet tuyen dot 1 bo gddt ly giai vi sao nhieu truong lon khong du chi tieu Tuyển sinh Đại học 2016: Điểm chuẩn các ngành giảm 0,5-2 điểm
xet tuyen dot 1 bo gddt ly giai vi sao nhieu truong lon khong du chi tieu Phụ huynh, sỹ tử "chạy đua nước rút" xét tuyển ĐH, CĐ
xet tuyen dot 1 bo gddt ly giai vi sao nhieu truong lon khong du chi tieu Xét tuyển đại học đợt 1: Nỗi sợ một đằng, mối lo một nẻo
xet tuyen dot 1 bo gddt ly giai vi sao nhieu truong lon khong du chi tieu Bộ GD&ĐT điều chỉnh lịch xét tuyển đại học, cao đẳng 2016

Chưa hết, đầu vào của nhiều trường ĐH chỉ bằng điểm sàn của Bộ GD&ĐT. Thậm chí có trường còn xét tuyển theo tiêu chí riêng, căn cứ vào học bạ, khiến cho việc tuyển sinh của các trường CĐ và trung cấp cũng “phá sản” theo vì nguồn tuyển đã bị các trường ĐH hứng hết.

Vậy mà tuyển sinh đợt 1 năm 2016, kỳ lạ thay, khá nhiều trường đại học, kể cả trường top trên, top dưới đều không tuyển đủ chỉ tiêu. Phải chăng lượng thí sinh ảo quá lớn hay “thí sinh đi đâu hết”?

Liên quan vấn đề này, PV có cuộc trò chuyện cùng bà Nguyễn Thị Kim Phụng – Vụ trưởng Giáo dục ĐH (Bộ GD&ĐT).

xet tuyen dot 1 bo gddt ly giai vi sao nhieu truong lon khong du chi tieu
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng – Vụ trưởng Giáo dục ĐH (Bộ GD&ĐT).

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng cho hay: “Khi chốt cơ sở dữ liệu đăng ký xét tuyển đợt I, Bộ GD&ĐT đã thông báo có 396.496 thí sinh đăng ký vào 602.747 lượt trường để các trường có thêm thông tin tính toán “thí sinh ảo” nhằm giúp xác định điểm trúng tuyển và danh sách trúng tuyển. Tình trạng thí sinh ảo là vấn đề khá khó để các trường tuyển đủ chỉ tiêu mà vẫn đảm bảo chất lượng đầu vào”.

Để giải quyết được vấn đề thí sinh ảo, bà Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết thêm: “Các trường nên hạn chế việc tăng quy mô mà phải nỗ lực để tăng chất lượng giáo dục đào tạo. Hiện nay, nhiều trường chỉ tập trung năng lực cho công tác đào tạo, chưa bố trí nhân lực cần thiết cho công tác khoa học để phát triển trường theo hướng chất lượng bền vững. Ngoài ra, chất lượng nhiều trường còn thấp so với yêu cầu của xã hội nên người học chưa thực sự quan tâm.

Các trường chưa chú trọng tới việc tư vấn nghề nghiệp, tư vấn để lựa chọn trường, ngành có chất lượng đào tạo thực tế đáp ứng nhu cầu sử dụng của xã hội mà chỉ tư vấn về quy chế cũng như chỉ tiêu tuyển sinh”.

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng cũng chia sẻ: “Thời gian qua, việc phân luồng sau THPT cũng có những kết quả nhất định; người học được cung cấp thông tin về thị trường lao động, về thất nghiệp và việc làm. Điều đó cũng tác động đến quyết định nên hay không học ĐH của thí sinh. Điển hình như năm 2016, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển ĐH giảm so với năm 2015.

Đến thời điểm hiện tại, Bộ GD&ĐT đã lấy ý kiến của các trường ĐH, các sở GD&ĐT về phương án tuyển sinh sắp tới và xây dựng phương án tuyển sinh tối ưu nhất. Phương án tuyển sinh mới sẽ công bố vào thời gian tới.

Bên cạnh việc chỉ đạo về công tác tuyển sinh, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã chỉ đạo các đơn vị chức năng và các cơ sở đào tạo tập trung xây dựng cơ chế, chính sách, chương trình hành động… để có công cụ quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng trong quá trình đào tạo theo hướng kiến tạo, hỗ trợ và giám sát; đặc biệt là tăng cường quản lý chất lượng đầu ra để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Đối với lĩnh vực giáo dục đại học, Bộ tập trung thực hiện 3 nhiệm vụ chủ yếu trong những năm sắp tới đó là qui hoạch mạng lưới, tự chủ đại học và đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Thực hiện chủ trương đó, Bộ GD&ĐT đã xây dựng và trình Thủ tướng ban hành Khung trình độ Quốc gia để chuẩn hóa chất lượng đào tạo. Trong thời gian tới, công tác kiểm định chất lượng sẽ được tăng cường trong toàn hệ thống. Theo đó, tiêu chuẩn kiểm định sẽ được điều chỉnh trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn kiểm định của ASEAN (AUN) để chất lượng đào tạo của VN tiệm cận với các chuẩn quốc tế.

Các kết quả kiểm định, xếp hạng, năng lực giảng viên, cơ sở vật chất, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp của các trường sẽ được dùng để đánh giá, phân loại, xếp hạng các cơ sở giáo dục ĐH, để xác định mức độ tự chủ cho trường đảm bảo chất lượng.

Đồng thời, các thông tin này sẽ được công khai để cơ quan quản lý trực tiếp các trường công lập điều chỉnh chính sách, chỉ đầu tư cho các trường sử dụng hiệu quả nguồn lực (tránh đầu tư dàn trải), sắp xếp lại các trường hoạt động kém hiệu quả…

Và đặc biệt, việc công khai các thông tin về chất lượng đào tạo nêu trên là để xã hội và người học biết và lựa chọn cơ sở đào tạo đảm bảo chất lượng. Thông qua đó, chất lượng đào tạo trong toàn hệ thống sẽ được nâng cao; hệ thống giáo dục ĐH sẽ được sắp xếp, quy hoạch lại trên cơ sở các tiêu chí đảm bảo chất lượng”.

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này