Người tiêu dùng gặp khó

09:36 | 09/08/2016
Trước thực trạng thực phẩm bẩn tràn lan ở thời gian qua, nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn, thực phẩm sạch lại càng được người tiêu dùng quan tâm nhiều. Nắm bắt được nhu cầu đó, các cơ quan chức năng, đặc biệt là ngành nông nghiệp đã có những hướng đi táo bạo nhằm tạo niềm tin với người tiêu dùng, thông qua việc đẩy mạnh đầu tư xây dựng các chuỗi thực phẩm an toàn, các hội chợ giới thiệu nông sản sạch, địa chỉ xanh…Tuy nhiên, trước việc xuất hiện “ồ ạt” các cửa hàng nông sản, địa chỉ an toàn, nhiều người tiêu dùng tỏ ra nghi ngại về nguồn gốc xuất xứ cũng như chất lượng sản phẩm.
tin nhap 20160809092545 Để không bị “sập bẫy” tin đồn
tin nhap 20160809092545 Vì sao bát đĩa Melamine được các nhà hàng lớn tin dùng?
tin nhap 20160809092545 Vì sao người Việt phát sốt với Kia Sedona?
tin nhap 20160809092545 Nestlé VN ký cam kết minh bạch trong sản xuất, kinh doanh cà phê
tin nhap 20160809092545 Quận Đống Đa khai trương mô hình cung cấp thực phẩm an toàn
tin nhap 20160809092545 Kinh doanh, sản xuất thực phẩm sạch: Sân chơi của các doanh nghiệp

Người tiêu dùng mù mờ thông tin

Nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng nông sản thực phẩm, đồng thời giúp người tiêu dùng dễ dàng kiểm tra, giám sát và truy xuất nguồn gốc, thông tin sản phẩm, tránh mua phải sản phẩm giả, sản phẩm kém chất lượng, mới đây, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Sở NNPTNT Hà Nội) đã tổ chức hội nghị triển khai Hệ thống minh bạch thông tin, truy xuất nguồn gốc điện tử cho các cơ sở sản xuất và nông sản thực phẩm an toàn. Việc triển khai truy xuất nguồn gốc bằng công nghệ điện tử ngay lập tức nhận được nhiều tín hiệu tích cực của các chuyên gia nông nghiệp. Tuy nhiên, với đại đa số người tiêu dùng, vấn đề truy xuất điện tử nguồn hàng vẫn còn khá mù mờ.

tin nhap 20160809092545
Thực hiện truy xuất nguồn gốc điện tử người tiêu dùng dễ dàng tra cứu thông tin, nguồn gốc sản phẩm…

Lý giải vấn đề trên, PGS.TS Lê Sỹ Vinh cho biết, lý do người tiêu dùng mù mờ thông tin trước hết là do họ không thể phân biệt được đâu là sản phẩm tốt, đâu là sản phẩm không tốt, bên cạnh đó, nguồn gốc sản phẩm không rõ ràng cũng khiến người mua ái ngại. “Trên mỗi sản phẩm, nhà sản xuất chưa công bố chi tiết các nội dung như: Mã code, mã vạch về những thông tin liên quan đến giấy chứng nhận, quy trình sản xuất, lịch sử của sản phẩm…vì thế, khi gặp vấn đề rắc rối, họ khó đưa ra ý kiến phản hồi được với nhà sản xuất. Vì thế, việc triển khai vấn để truy xuất nguồn gốc điện tử, không chỉ giúp các nhà quản lý giám sát, cung cấp thông tin về sản phẩm cho người tiêu dùng, đồng thời đẩy mạnh việc hỗ trợ chống hàng giả, hàng kém chất lượng” – ông Vinh cho hay.

Người tiêu dùng cần được minh bạch thông tin

Với thông tin đưa ra cho rằng, với việc truy xuất nguồn gốc điện tử đối với nông sản, thực phẩm, người tiêu dùng chỉ cần sử dụng một chiếc điện thoại thông minh (smartphone) chạy hệ điều hành IOS hoặc Android, là có thể dễ dàng quét mã vạch QR code (thông số kỹ thuật, chất lượng) trên sản phẩm để tra cứu thông tin chi tiết về sản phẩm muốn mua. Tiện ích là vậy, nhưng nhiều người tỏ ra lo lắng bởi lẽ, hiện nay không phải bà nội trợ nào cũng sở hữu một chiếc điện thoại thông minh để tra cứu. Bên cạnh đó, cũng không phải người tiêu dùng nào cũng biết cách tra cứu thông tin, truy xuất nguồn gốc điện tử…

“Tôi thường xuyên bận việc tại cơ quan, việc mua sắm đồ ăn, thực phẩm chủ yếu là do mẹ chồng tôi. Bà hiện chỉ sử dụng điện thoại đen trắng thì làm sao có thể truy xuất nguồn gốc điện tử được. Đó là chưa kể, hàng nghìn bà nội trợ khác ở ngoại thành hay ở quê, làm gì có điều kiện để sử dụng điện thoại thông minh. Vì thế theo tôi, nếu muốn phát triển loại hình này cần phải có những thay đổi tương thích và đơn giản hơn” – chị Hằng (ở Đại Áng, huyện Thanh Trì - Hà Nội) tỏ ra ái ngại.

Bên cạnh đó, thực hiện vấn đề này không tránh được những bất cập ví như, trong trường hợp người tiêu dùng bị ngộ độc thực phẩm thì trách nhiệm sẽ thuộc về đơn vị nào, đơn vị quản lý phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử, hay trách nhiệm thuộc về đơn vị quản lý cũ?. Trước thắc mắc trên, đại diện Sở NNPTNT Hà Nội cho rằng, hiện nay phần mềm mới trong giai đoạn thử nghiệm nên sẽ không tránh khỏi những khó khăn, bất cập. Vì thế, sau giai đoạn thử nghiệm và đánh giá công tác thực hiện, chương trình sẽ bổ sung, khắc phục những hạn chế. Việc truy xuất nguồn gốc điện tử là chương trình cần thiết, cần làm và phù hợp với xu hướng tiêu dùng hiện đại.

Hiện ở Việt Nam mới chỉ có các doanh nghiệp trong ngành thủy sản, trái cây thực hiện truy xuất nguồn gốc điện tử, vì đây là điều kiện bắt buộc để sản phẩm xuất khẩu được vào các thị trường khó tính như Mỹ và Châu Âu…còn tại các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm cho thị trường nội địa, việc truy xuất nguồn gốc hầu như chưa thực hiện được. “Hiện nhiều doanh nghiệp đã hướng đến sản xuất thực phẩm theo tiêu chuẩn Viet GAP hay Global GAP… nhưng như vậy vẫn chưa đủ độ nghiêm ngặt cho chuẩn mực chất lượng.

Vì thế, người tiêu dùng cần có sự minh bạch hơn về quy trình, nguồn gốc sản phẩm, họ cần thông tin truy xuất nguồn gốc tại các khâu trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, thay vì chỉ nhận được những thông tin về độ an toàn sơ sài, đó là quyền lợi mà người tiêu dùng được hưởng” - bà Nguyễn Thị Hồng Minh - nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản cho hay.

Tuấn Minh

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này