VNR huy động được hơn 1200 tỉ đồng từ xã hội hoá

06:27 | 06/08/2016
Theo báo cáo của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) trong 6 tháng đầu năm 2016 cho thấy, các hoạt động về sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng và sản xuất công nghiệp giữ ổn định, nhưng hoạt động điều hành vận tải đường sắt của Cty mẹ và SX-KD của các Công ty Cổ phần vận tải bị ảnh hưởng rất lớn do sự cố sập cầu Ghềnh, dẫn đến việc nhiều khách hàng truyền thống chuyển sang vận chuyển bằng phương tiện khác, nên cần nhiều thời gian để thu hút về lại với đường sắt.
nganh duong sat viet nam dang tim buoc dot pha Vận tải bằng đường sắt: Khi nào thực sự bừng tỉnh?
nganh duong sat viet nam dang tim buoc dot pha Sập cầu Ghềnh: Đường sắt trung huyển hành khách bằng ô tô

Theo báo cáo, VNR dự kiến thiệt hại do sự cố sập cầu Ghềnh gây ra cho cả năm 2016 là 535 tỉ đồng gồm giảm 471,6 tỉ đồng doanh thu, phát sinh 61,1 tỉ đồng chi phí tại các Công ty vận tải và 2,3 tỉ đồng doanh thu; 2,2 tỉ đồng chi phí tại Chi nhánh khai thác.

Tính chung toàn TCty sản lượng và doanh thu đạt hơn 80% (sản lượng đạt 88,1%, doanh thu đạt 86,9%) so với cùng kỳ năm 2015. Đặc biệt, khả năng phục hồi sản xuất vận tải trong năm 2016 để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% sản lượng và doanh thu là khó có thể thực hiện.

nganh duong sat viet nam dang tim buoc dot pha

Cũng theo đại diện ngành đường sắt, một trong những nguyên nhân nữa dẫn đến việc thị phần vận tải bị thu hẹp, ảnh hưởng đến kết quả SX- KD là kết cấu hạ tầng đường sắt vẫn ì ạch chưa có bước chuyển biến đột phá.

Cùng đó, những dự án chiến lược như đầu tư đường sắt tốc độ cao do không được đưa vào danh mục bố trí nguồn chuẩn bị đầu tư nên cũng không thế triển khai theo quy định của Luật Đầu tư công.

Được biết, hiện nguồn vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2016 - 2020 Nhà nước bố trí cho ngành đường sắt là 2.350 tỉ đồng, tập trung chủ yếu vào các dự án như cải tạo nâng cấp đường sắt Hà Nội - Vinh, Sài Gòn - Nha Trang; cải tạo gia cố hầm yếu trên tuyến đường sắt Thống Nhất; lắp đặt hệ thống cần chắn tự động tại 300 đường ngang.

Tuy nhiên, nguồn vốn này cũng chỉ đủ bố trí trả nợ khối lượng nợ đọng xây dựng cơ bản (660 tỉ đồng), hoàn vốn ứng kế hoạch các năm trước (673 tỉ đồng) và 2 dự án chuyển tiếp (989 tỉ đồng).

Để giảm gánh nặng nguồn vốn đầu tư và nâng cao kết cấu hạ tầng, VNR đã huy động được 1.241,9 tỉ đồng vốn xã hội hóa vào các dự án xây dựng đường xếp dỡ và bãi hàng trên hệ thống đường sắt quốc gia.

Đồng thời, Cty cũng đầu tư tới 1.300 ti đồng vào đầu tư 50 đầu máy giai đoạn 2016-2018; vốn đầu tư của các Công ty Cổ phần có vốn góp của TCty là 1.975 tỉ đồng với danh mục đầu tư dự án đầu tư 4 ram tàu vận chuyển hành khách trên tuyến đường sắt Sài Gòn - Nha Trang, Hà Nội - Vinh và đóng mới 300 toa xe chở container khổ 1.000mm.

Nhằm tháo gỡ những khó khăn, VNR đã chủ động, tích cực đẩy mạnh chính sách xã hội hóa trong kinh doanh vận tải đường sắt, thu hút các thành phần kinh tế, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư phương tiện vận tải, các công trình hỗ trợ cho hoạt động vận tải (ke, kho, bãi hàng, phương tiện xếp dỡ).

Đồng thời, điều chỉnh lại biểu đồ chạy tàu phù hợp, áp dụng các biện pháp để tăng tính cạnh tranh nhằm tăng sản lượng, doanh thu như theo sát biến động thị trường đặc biệt giá nhiên liệu, giá của các phương thức vận chuyển khác để điều chỉnh giá cước hợp lý, nâng cao chất lượng phương tiện vận tải, đơn giản hóa thủ tục vận chuyển hàng hóa và tăng cường các hoạt động tiếp xúc với khách hàng, chủ hàng lớn để đưa ra chính sách giá phù hợp thu hút khách vận chuyển bằng đường sắt…

Đặng Tiến

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này