Những món quà từ vật bỏ đi

14:55 | 04/08/2016
Hưởng ứng các phong trào của ngày hội tái chế chất thải nhiều năm qua, tại “Ngày hội tái chế chất thải lần thứ 9” do Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hà Nội diễn ra vừa qua đã thu hút hơn 50 doanh nghiệp, các tổ chức, đơn vị và đông đảo người dân Thành phố tham gia.
tin nhap 20160804095248 Olympic 2020: Nhật dùng kim loại tái chế sản xuất huy chương
tin nhap 20160804095248 Ứng dụng công nghệ cào bóc- tái chế móng trong công trình giao thông
tin nhap 20160804095248 Đồ thối tiêu hủy thành "đặc sản" tiệc nhậu
tin nhap 20160804095248 Tái chế vòng hoa đám hiếu
tin nhap 20160804095248 Khu vui chơi làm từ phế liệu độc đáo bên sông Hồng

Được biết, mục tiêu xuyên suốt của chương trình tập trung vào các hoạt động khuyến khích cộng đồng, người dân và doanh nghiệp thực hành tiết giảm, tái sử dụng và tái chế chất thải (3T), đặc biệt là đối với chất thải nguy hại, trong đó, ý tưởng tái chế đồ cũ làm thành đồ chơi vận động cho trẻ quả thực là một việc làm vô cùng ý nghĩa. Em Đặng Thiên Anh - học sinh Trường Giảng Võ bày tỏ: “Đi ngày hội này em thấy rất vui, ý thức hơn về việc phải bảo vệ môi trường, cần phải phân loại rác, khi uống sữa xong, hộp sữa còn có thể làm ra được nhiều thứ như là bình hoa, nếu không em sẽ bỏ vào thùng rác”.

tin nhap 20160804095248
Đồ chơi sử dụng nguyên liệu tái chế được trưng bày tại “Ngày hội tái chế lần thứ 9”.

Phong trào khuyến khích sử dụng đồ tái chế hiệu quả không chỉ lan tỏa rộng ra cộng đồng mà còn được đưa vào nhà trường để giáo dục trẻ nhỏ. Cụ thể, trong những năm gần đây, phong trào thi đua tự làm đồ dùng trong ngành giáo dục đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các cô, trò, đặc biệt là các cấp mầm non. Điều quan trọng và đáng ghi nhận là phong trào không chỉ dừng lại ở đội ngũ cán bộ, giáo viên trong trường mà đã thu hút sự đồng tình, quan tâm và hỗ trợ đắc lực từ cha, mẹ học sinh trong quá trình sáng tạo ra các sản phẩm được làm từ những nguyên vật liệu dễ tìm, nhưng giá trị sử dụng cao.

Theo đó, từ những vật phẩm phế thải như nắp hộp sữa, miếng xốp nhỏ, vỏ hộp thuốc tây, chiếc nút áo, chai nhựa... đều trở thành vật liệu được cô và trò các lớp đưa vào giờ học và chơi. Tại lớp B1 - Trường Mầm non Thanh Liệt (Thanh Trì - Hà Nội), ứng dụng này dược các cô giáo áp dụng vào trong từng chủ đề. Đơn cử như chủ đề giao thông, cô sẽ hướng dẫn các bé cắt dán lên những vỏ hộp thuốc tây, gắn thêm 4 chiếc nắp hộp sữa chua thành chiếc ôtô trông ngộ nghĩnh. Từ chiếc ôtô và mô hình giao thông, cô hướng dẫn các bé biết cách hiểu tín hiệu đèn giao thông...

Cũng tại các trường mầm non khác, cô giáo còn hướng dẫn các bé làm đồ chơi từ vật tái chế, tặng những bạn nhỏ kém may mắn để các cháu có thêm bài học sẻ chia. Bài học yêu thiên nhiên cũng được các cô chuyển tải đến các bé thật cụ thể. Ngoài ta, tại sân trường thiết kế thêm khu vườn cây của bé để các bé gieo trồng, chăm sóc. Những hạt mầm được các bé gieo vào các chai nhựa, hộp sữa đựng sẵn đất. Khi những hạt mầm cứng cáp được các bé đem trồng vào khu vườn. Những chai nhựa được đục nắp dùng làm bình tưới nước cho cây. Đến kỳ thu hoạch rau, cô giáo hướng dẫn bé hái rau đem đến khu nhà bếp để chế biến món ăn.

Cô Phạm Hương - Hiệu trưởng Trường Mầm non Thanh Liệt cho biết, những việc làm của các cô giáo mầm non xuất phát từ tấm lòng yêu trẻ, cũng là những việc cụ thể mà các cô đăng ký thực hiện cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”. Đứng trước những yêu cầu, thách thức của thời kỳ mới, vấn đề bảo vệ môi trường trở nên quan trọng đối với cuộc sống và sức khỏe mỗi người. Việc giáo dục trẻ nhỏ ý thức sử dụng đồ tái chế hiệu quả đã giúp lan tỏa những ý nghĩa cao đẹp về tinh thần giữ gìn vệ sinh môi trường, góp một sức nhỏ để xây dựng thành phố năng động, sạch đẹp, hiện đại.

Tuệ Liên

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này