Bệnh viện tư đang thiếu “sân chơi”

11:21 | 26/07/2016
Đứng trước tình trạng quá tại ở bệnh viện công thì việc ra đời bệnh viện tư khiến nhiều người thở phào nhẹ nhõm. Tuy nhiên, chỉ một thời gian “vùng vẫy”, nhiều bệnh viện tư có dấu hiệu “chết yểu” - vì thiếu bệnh nhân, thiếu cơ chế mở…
tin nhap 20160726090140 Không tự chữa khi bị rắn độc cắn
tin nhap 20160726090140 Thêm 100 triệu đồng hỗ trợ viện phí cho gia đình em bé song sinh
tin nhap 20160726090140 BV Việt Đức nói gì sau vụ mổ nhầm chân?
tin nhap 20160726090140 Một trong hai trẻ sơ sinh dính nhau có nguy cơ hoại tử ruột
tin nhap 20160726090140 Thiện nguyện là không vụ lợi

Loay hoay tìm hướng đi

Đó là thực tế đang diễn ra ở nhiều bệnh viện (BV) tư trên cả nước. Trong cuộc “chạy đua” này, một số BV tư đã “bứt phá” về chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc bệnh nhân như các BV: Đa khoa Hồng Ngọc, Vimmec, đa khoa Thiên Đức… Tuy nhiên, không phải BV nào cũng đi được đúng như định hướng ban đầu.

tin nhap 20160726090140
Các bệnh viện cần hoàn chỉnh mức dịch vụ và chất lượng để phục vụ người dân khỏi cảnh vạ vật khi khám, chữa bệnh.Ảnh minh họa.

Chia sẻ với phóng viên, Ths.Bs Nguyễn Văn Phúc - Giám đốc BV đa khoa Thiên Đức - cho biết, trên thực tế, nhiều BV tư hiện đang cố gắng hoàn thiện mình để đáp ứng tốt nhất nhu cầu khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân. Để làm được điều này, nhiều BV tư đã làm rất tốt trong việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế tương đương như BV công, thậm chí thấp hơn. Ngoài ra, việc khuyến khích người bệnh khám bằng BHYT đã và đang giúp người bệnh giảm bớt chi phí khám, chữa bệnh cùng với thái độ phục vụ tốt, nên bệnh nhân đến với BV tư nhiều hơn.

Tuy nhiên, có thể thấy một thực tế, dù BV được đầu tư khá bài bản, nhiều bác sĩ có tay nghề cao, chế độ chăm sóc người bệnh tốt, nhưng vẫn không thu hút được nhiều bệnh nhân đến với BV. “Cùng hệ thống BV tư, nhưng BV Vinmec, BV đa khoa Hồng Ngọc có khá hơn bởi chiến lược PR được làm khá bài bản, tuy nhiên, xét về thực tế vẫn chưa thể so sánh với BV công” - bác sĩ Phúc nhận định.

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), đến nay tại Việt Nam mới có 2 BV đa khoa tư nhân đạt được JCI (Joint Commission International) - một Chứng nhận Chất lượng y tế có uy tín tầm quốc tế và khắt khe về chất lượng và an toàn bệnh nhân. Nhiều BV tư đều muốn tiến tới chất lượng JCI, nhưng không phải BV nào cũng làm được, trên thế giới cũng vậy.

Các BV tư cũng muốn được phục vụ bệnh nhân tốt, nhưng có thể tầm nhìn và nhiệm vụ của họ trong hoạt động chưa hướng tới được mục tiêu chất lượng này. BV tư tuy cung cấp dịch vụ y tế tốt, nhưng hoạt động như một doanh nghiệp, nên bên cạnh yếu tố nhân đạo cũng phải có lợi nhuận. Do đó, BV tư cũng có cạnh tranh, BV nào có trình độ quản lý tốt, thu hút được bác sĩ giỏi sẽ thu hút được người bệnh. Hiện có nhiều BV tư mới thành lập tuy có cơ sở vật chất như khách sạn 5 sao, thu viện phí giá rất cao, nhưng người bệnh không đến, vì điều người bệnh quan tâm đầu tiên là chữa khỏi bệnh và được đối xử tốt.

Cần tạo “sân chơi” cho bệnh viện tư

Theo Ths.Bs Nguyễn Văn Phúc, đã thành lập một BV, dù là BV công hay BV tư, đều phải làm tốt công tác chuyên môn và đặt yếu tố con người là trên hết. Bởi, BV sinh ra là để chữa bệnh, nếu BV đó không làm tốt chức năng chữa bệnh thì sẽ khó thu hút được người bệnh. Bởi dù có làm tốt, nhưng nếu không có sự điều tiết, nâng đỡ, tạo điều kiện về nhiều mặt của Bộ Y tế thì BV tư sẽ khó có cơ hội phát triển và câu chuyện “chênh” giữa BV công và BV tư sẽ mãi không tìm được lời giải…

Để minh họa rõ nét cho nhận định này, bác sĩ Phúc đưa ra ví dụ, hiện Bộ Y tế đang tiến hành chuyển giao công nghệ cho các BV tuyến dưới. Dù biết rằng, BV muốn được thực hiện chuyển giao công nghệ cho các tuyến dưới phải là đảm bảo những tiêu chí do Bộ Y tế đề ra. Tuy nhiên, chủ yếu các BV công dễ dàng hơn trong việc đề xuất để được thực hiện chuyên môn này, còn với các BV tư dù có tốt (có BV tư còn làm tốt hơn BV công), nhưng để có thể “chen chân” vào xin được chuyển giao công nghệ là rất khó.

Ngoài ra, theo các chuyên gia y tế, BV tư vừa phải đối mặt với việc thiếu cơ chế mở, lại phải đối mặt với việc nhiều BV công đang “nhảy” vào làm dịch vụ theo kiểu chắp vá, lấy của công làm dịch vụ, đã và đang cạnh tranh với BV tư. “Tư nhân hóa BV công bằng cách xã hội hóa và lấy cơ sở vật chất của Nhà nước để đầu tư dịch vụ. Do vậy, không ít BV công hiện đang thấp thoáng bóng dáng của BV tư” - chuyên gia y tế nhận định.

Bàn luận về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Văn An - nguyên Viện trưởng Viện 51 (nay thuộc Quân khu 3) - cho rằng, hệ thống BV tư ra đời và phát triển là vấn đề hay và tốt, cho thấy lời kêu gọi xã hội hóa y tế của Nhà nước để chăm lo sức khỏe cho người dân đã được đáp ứng. Vì vậy, những vấn đề bất cập mà các BV tư nhân đặt ra phải được lắng nghe và có giải pháp điều chỉnh, phải tạo điều kiện và nâng đỡ cho BV tư hoạt động. Không nên xem BV tư như một hệ thống ngoài cuộc, bởi các BV này cũng góp phần rất lớn để khám và điều trị bệnh cho người dân.

Thu Trang

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này