Người đau dạ dày nên ăn những thực phẩm sau

14:36 | 12/07/2016
Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày phần đa là do thói quen ăn uống, do đó, khi bị đau dạ dày cần đặc biệt chú ý đến khẩu phần ăn, những thực phẩm nạp vào cơ thể để không làm hại thêm đến dạ dày của bạn. Nên ăn những thực phẩm như sữa, trứng, các loại thực phẩm có tính bao bọc niêm mạc dạ dày như gạo nếp, bột sắn, bánh mỳ…
nguoi dau da day nen an nhung thuc pham sau Gừng và những điều cần tránh khi ăn
nguoi dau da day nen an nhung thuc pham sau 9 tác dụng ít biết của hoa sen và các sản phẩm từ sen
nguoi dau da day nen an nhung thuc pham sau Không phải ai dùng nghệ dùng cũng tốt
nguoi dau da day nen an nhung thuc pham sau
Người bị đau dạ dày nên chọn những loại thực phẩm có tác dụng hạn chế lượng acid HCI lên dạ dày hoặc các loại thực phẩm dễ tiêu hóa.

Cải bắp: Cải bắp chứa rất nhiều vitamin K1 và vitamin U. Sự hấp thụ vitamin K1 và vitamin U có thể chống loét dạ dày, bảo vệ màng nhầy và làm giảm nguy cơ mắc bệnh dạ dày cho bạn. Những bệnh nhân loét dạ dày và loét tá tràng có thể làm giảm bớt các bệnh bằng cách uống nước ép bắp cải.

Khoai tây: Khoai tây có chứa hàm lượng cao của tinh bột. Sau khi tinh bột xâm nhập vào cơ thể của bạn, nó có thể được chuyển đổi nhanh chóng thành glucose, bảo vệ dạ dày của bạn và thúc đẩy nhu động dạ dày, đường ruột.

Sữa chua: Khi bị đau bụng, chắc chắn chúng ta không có hứng thú với các chế phẩm từ sữa, nhưng với chất lượng của sữa chua vi sinh, đồng nghĩa với lợi khuẩn sống, là một giải pháp tốt vì chữa lành các khó chịu về tiêu hóa cũng như kích thích hệ miễn dịch. Nên chọn sữa chua không đường, không béo và không mùi.

Thì là: Dù là khó tiêu hay chướng hơi, dùng trà thì là hoặc nhai vài hạt thì là khô (hay vài nhánh tươi) sẽ giúp tiêu hóa, giảm no hơi, xoa dịu cơn đau thắt và ngăn nôn ói.

Bí ngô: Bí ngô có chứa một lượng lớn Pectin. Pectin có thể hấp thụ các vi khuẩn và các chất độc hại như kim loại nặng để làm sạch cơ thể của bạn. Đồng thời, pectin có thể bảo vệ dạ dày của bạn và làm giảm bớt loét dạ dày.

Giấm táo: Hỗn hợp gồm một muỗng canh giấm táo, một tách nước nóng và một muỗng mật ong sẽ làm dịu cơn khó tiêu, có thể làm êm các cơn đau quặn và đầy hơi. Thức uống này còn ngăn chặn triệu chứng xót rát dạ dày.

Tiến sĩ – Bác sĩ Trần Thiện Trung, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho rằng, ăn uống có vai trò rất quan trọng đối với người bị bệnh loét dạ dày.

Không ăn quá no, nên nhai kĩ, nuốt chậm: Ăn quá no vì sẽ làm dạ dày phồng căng, sinh ra nhiều axít có hại, dễ gây đau. Khi ăn nên nhai kỹ, nuốt chậm, vì trong khi nhai có thể tăng thêm sự bài tiết của nước bọt, nước bọt có tác dụng giảm axít và bão hòa axít có trong dạ dày. Nên ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm và dễ tiêu hóa: Những thức ăn chính như cháo, mỳ sợi nhỏ, cơm nhão… trong đó ăn những thức ăn làm bằng bột mỳ là tốt nhất.

Vì những thức ăn này mềm, dễ tiêu hóa, lại có chất kiềm, có tác dụng làm bão hòa axít trong dạ dày. Không nên ăn những thức ăn cứng, thô ráp: Các loại quả khô, lương thực cứng, rau cần, hẹ, dưa, măng… là những loại thức ăn khó tiêu hoá, làm hỏng niêm mạc dạ dày, khó lành chỗ loét, thậm chí càng loét thêm. Tránh những thức ăn có chất hoá học kích thích niêm mạc dạ dày: Cà phê, trà đặc, rượu mạnh, các thức ăn cay, hay những thức ăn dễ sản sinh vị chua và hơi như khoai lang, khoai tây, bánh kẹo, đường dấm, dưa muối là những thức ăn có thể kích thích bài tiết nhiều axít, không có lợi cho việc làm lành chỗ loét. Theo Phununet.com

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này