Tinh giản biên chế: Phải thật “tinh” trong “giản”

11:20 | 05/07/2016
Lao động Thủ đô từng có các bài viết về tinh giản biên chế làm thế nào để tinh giản đúng đối tượng cần giảm. Trong đó, đề cập sâu vấn đề nếu không làm cẩn trọng sẽ dẫn tới việc người cần tinh giản không tinh, người  không làm được việc lại ở lại. Và ngay tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 6.2016, những nhận định của LĐTĐ xem ra có cơ sở, khi người đứng đầu ngành Nội vụ đưa ra thông báo vẫn còn tình trạng tinh giản sai đối tượng.
phai that tinh trong gian Tinh giản biên chế phải giải quyết quyền lợi chính đáng của NLĐ
phai that tinh trong gian Chọn thu gọn đầu mối làm bước khởi đầu
phai that tinh trong gian Phê duyệt danh sách công chức, viên chức được tinh giản biên chế
phai that tinh trong gian Ban Thường vụ Thành ủy quản lý thống nhất toàn bộ biên chế của Thành phố
phai that tinh trong gian Đảm bảo tính công bằng trong tinh giản biên chế: Hướng tới xã hội công bằng

Tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ ngày 1.7, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân thông báo: Trong 6 tháng, cả nước tinh giản được 10.004 người, tính cộng cả năm 2015 tinh giản được 15.779 người, song vẫn còn tình trạng tinh giản sai đối tượng. Cụ thể, theo Bộ trưởng Tân, trong tổng số cán bộ công chức, viên chức đã tinh giản, có tới 1.356 trường hợp không đúng đối tượng, tiêu chuẩn.

phai that tinh trong gian
Tinh giản biên chế cần phải đúng đối tượng.

Cũng theo Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân, nếu so với mục tiêu mỗi năm giảm 1,5% biên chế thì con số như báo cáo trên vẫn là quá thấp. Nếu chỉ thực hiện việc tinh giản 1,5% biên chế/năm như hiện tại thì mục tiêu đề ra là mỗi năm giảm khoảng 40.000 người trên tổng số hơn 2,6 triệu công chức hiện nay mà Chính phủ đề ra sẽ không đạt yêu cầu.

Việc tinh giản biên chế để bộ máy các cơ quan hưởng lương ngân sách bớt cồng kềnh, làm việc hiệu quả là chủ trương đúng của Đảng và Nhà nước. Song vấn đề đặt ra qua số liệu báo cáo của người đứng đầu ngành Nội vụ, trong tổng số biên chế được tinh giản trong năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016 mà có tới 1.356 đối tượng tinh giản không đúng đối tượng, tiêu chuẩn (tinh giản sai - PV), thì liệu nếu chúng ta đặt quyết tâm mỗi năm cả nước tinh giản 40.000 người, liệu sẽ dẫn đến sai sót thế nào?

Việc tinh giản biên chế là một công việc khó khăn, nhạy cảm vì liên quan trực tiếp đến con người, đến chế độ chính sách cán bộ công chức viên chức. Vì vậy đòi hỏi việc triển khai có kế hoạch lộ trình thực hiện cụ thể, chu đáo thận trọng, giải quyết toàn diện những vấn đề có liên quan từ công tác tư tưởng, chế độ chính sách. Đặc biệt đảm bảo phát huy dân chủ, công khai trong triển khai thực hiện; tạo được sự đồng thuận, phối hợp quyết tâm quyết liệt từ các cấp ngành từ Thành phố đến cơ sở, đảm bảo ổn định từ cơ sở.

Trích phát biểu chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng tại Hội nghị triển khai NQ 39 của Bộ Chính trị.

Lao động Thủ đô từng phân tích, thực hiện Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị về “tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức”, vấn đề mà cán bộ, công chức, viên chức quan tâm nhất là cơ chế giám sát thế nào để quá trình tinh giản biên chế đúng đối tượng. 

Trả lời báo giới khi bắt đầu triển khai đề án về tinh giản biên chế (2. 2014), theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn, mục tiêu của tinh giản là để loại ra khỏi bộ máy những công chức sáng cắp ô đi, tối cắp ô về. Và Thứ trưởng Tuấn nhấn mạnh: Trong việc tinh giản biên chế thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải để cao trách nhiệm và làm cho mọi người cùng thống nhất về nhận thức, quan điểm, mục tiêu của đợt tinh giản biên chế lần này. Trong quá trình thực hiện, Bộ Nội vụ là cơ quan giúp Chính phủ quản lý nhà nước về việc này sẽ có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan để hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra và giải quyết xử lý các vi phạm. Các tổ chức đoàn thể cũng có trách nhiệm tuyên truyền, ủng hộ và giám sát để chính sách tinh giản biên chế đi đúng theo chủ trương của Đảng, đúng với quy định của Nhà nước.

Nói là vậy, nhưng đến nay những văn bản hướng dẫn về vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, Công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác như thế nào vẫn chưa rõ ràng. Do đó, để tiếp tục thực hiện Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị đạt hiệu quả cao nhất, để trong quá trình tinh giản biên chế không xảy ra sai sót như báo của của Bộ trưởng Bộ Nội vụ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ vừa qua, điều quan trọng theo các chuyên gia là Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ cần phải có những văn bản hướng dẫn chi tiết quy trình thực thi việc cắt giảm biên chế chặt chẽ, từ khâu cắt giảm đến khâu hậu cắt giảm. Trong đó, cần quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức trong việc tinh giản biên chế. Nếu tinh giản sai, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Có như thế, thì quá trình tinh giản biên chế mới đạt kết quả.

Được biết, để thực hiện Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị, TP. Hà Nội đang triển khai một cách tích cực, nhưng thận trọng bằng cách trước tiên, các cơ quan hưởng lương (cơ quan của Đảng, đoàn thể, chính quyền…) rà soát, kiểm tra vị trí việc làm trong đơn vị mình, trên cơ sở đó, Thành phố sẽ có những đánh giá cụ thể để sắp xếp, tinh giảm bộ máy gắn với tinh giản biên chế một cách hợp lý nhất và khoa học nhất.

H. Phạm - N. Tuấn

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này