Nếu thành lập cơ quan quản lý tài sản công: Trực thuộc cấp nào hợp lý nhất?

10:38 | 10/06/2016
Bộ Kế hoạch - Đầu tư đang giao cho Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) thiết kế nghị định trình Chính phủ thành lập cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu Nhà nước. Cơ quan này sẽ giúp giải quyết tách bạch chức năng quản lý Nhà nước và vai trò chủ sở hữu nhà Nước ở doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) nói riêng và quản lý tài sản công nói chung một cách hiệu quả nhất.
truc thuoc cap nao hop ly nhat Cải cách chi tiêu công giúp ổn định môi trường kinh doanh
truc thuoc cap nao hop ly nhat Cách nhìn nhận thất bại trong khởi nghiệp
truc thuoc cap nao hop ly nhat Cải tổ bất cập trong chính sách đào tạo

Khu vực DNNN là các doanh nghiệp (DN) có từ 51-100%  vốn do Nhà nước sở hữu. Và theo tính toán của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, khối DN này đang chiếm tới hơn 5,4 triệu tỉ đồng (tương đương khoảng 245 tỉ USD). Còn theo tính toán của Ngân hàng Thế giới (WB) cũng như CIEM,  tài sản công của Việt Nam hiện cao gấp 4 lần so với GDP (tương đương khoảng 800 tỉ USD) lớn hơn nhiều so với khoảng 245 tỉ USD mà khu vực DNNN đang nắm giữ. 

TS. Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng CIEM cho hay: Chưa kể khối tài sản mà DNNN đang nắm giữ, chỉ cần chúng ta quản lý thật tốt khối tài sản công trị giá 800 tỉ USD để nâng hiệu quả sử dụng 1-2% thì ngân sách Nhà nước mỗi năm có thêm 8 -16 tỉ USD (khoảng 170 - 350 ngàn tỉ đồng - PV). Tuy nhiên, theo ý kiến các chuyên gia, nếu không sử dụng hiệu quả nguồn tài sản này thì hằng năm chúng ta vẫn phải đi vay nguồn tiền rất lớn cho đầu tư, phát triển. Ví dụ điển hình nhất, theo phê duyệt kế hoạch vay và trả nợ của Chính phủ mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt thì năm nay, Việt Nam sẽ trả nợ nước ngoài 12 tỉ USD, trong khi  sẽ phải vay thêm 20 tỉ USD. Về vấn đề này, các chuyên gia kinh tế cho rằng đã đến lúc các nguồn lực của quốc gia phải được sử dụng tốt.

truc thuoc cap nao hop ly nhat
Nguồn tài nguyên đang bị khai thác bừa bãi.

Nếu Việt Nam không phân bổ vốn, hay đất đai cho các dự án năng suất nhất, thì các yếu tố năng suất về hiệu quả sử dụng tài nguyên, tài sản quốc gia còn suy giảm. Phân bổ vốn và đất đai hiệu quả trong các lĩnh vực khác nhau sẽ thúc đẩy thị trường. Chẳng hạn, khi chính quyền một địa phương chuyển đổi đất nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ thì ai là đối tượng được tiếp cận đất? TS. Cung cho rằng, điều quan trọng nhất là phải có một cơ quan Nhà nước quản lý được tài sản công. “Tài sản công lớn như thế, giá trị vốn hóa lớn thế kia, vậy ai là người đang được hưởng lợi? Đây chính là yếu tố làm méo mó thị trường nhiều nhất, làm xã hội kém minh bạch nhất, đồng thời cũng làm khoảng cách giàu - nghèo gia tăng. Đã đến lúc phải quản lý được khối tài sản này” - TS Cung nhấn mạnh.

Chưa kể khối tài sản mà DNNN đang nắm giữ, chỉ cần chúng ta quản lý thật tốt khối tài tài sản công trị giá 800 tỉ USD để nâng hiệu quả sử dụng 1-2% thì ngân sách Nhà nước mỗi năm có thêm 8 -16 tỉ USD.

Vấn đề đặt ra ai sẽ là cơ quản lý Nhà nước tài sản quốc gia mới là điều quan trọng? Hiện nay, nếu nói về quản lý vốn Nhà nước, Chỉnh phủ đã cho thành lập Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Còn nếu quản lý chuyên ngành thì có các bộ. Ví như Bộ Tài nguyên  - Môi trường quản lý Nhà nước về tài nguyên. Cạnh đó, trong hệ thống lập pháp, hành pháp có Kiểm toán Nhà nước (Quốc hội) và Thanh tra Chính phủ (Chính phủ).Vì vậy, nếu tới đây sẽ tiến hành thành lập một cơ quan chuyên trách quản lý tài sản Nhà nước bằng chế tài nghị định do Chính phủ ban hành thì chắc chắn cơ quan này thuộc Chính phủ. Trong khi, Chính phủ đã có các cơ quan quản lý tài sản quốc gia. Bởi thế, không ít chuyên gia kiến nghị, nếu đã thành lập cơ quan chuyên trách về quản lý tài sản công thì cơ quan đó phải trực thuộc Quốc hội.

H. Phạm 

 

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này