Kiểm định kỹ thuật ATLĐL: Nhiều bộ, ngành lên tiếng

14:45 | 02/06/2016
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (BLĐTBXH) vừa trình Chính phủ Dự thảo Nghị định quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật, an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động. Theo đó, bộ này sẽ có thẩm quyền trong việc cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định. Nghị định chưa ban hành đã bị các bộ: Giao thông - Vận tải, Công Thương, Xây dựng phản đối. 
kiem dinh ky thuat atldl nhieu bo nganh len tieng Quy định về huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động
kiem dinh ky thuat atldl nhieu bo nganh len tieng Không ngừng chú trọng công tác an toàn lao động

Tại Điều 6 của Dự thảo Nghị định trên quy định: “Bộ LĐTBXH là cơ quan có thẩm quyền cấp, gia hạn, cấp lại, đình chỉ, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật, an toàn lao động (ATLĐ) đối với tổ chức kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động”. Và để có cơ sở cấp phép, các bộ chuyên ngành gửi Bộ LĐTBXH ý kiến thẩm định, đánh giá về điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định thuộc lĩnh vực của bộ, ngành đó quản lý. Điều đó đồng nghĩa với việc, nếu Nghị định này được thông qua thì Bộ LĐTBXH là cơ quan cấp phép cho các đơn vị kiểm định (đăng kiểm), kể cả ở các lĩnh vực chuyên ngành do bộ khác quản lý như các bộ: Xây dựng (máy thi công công trình, hệ thống cốp pha…), Công Thương (điện lực, hóa chất, máy công nghiệp), GTVT (thiết bị lắp trên tàu biển, công trình biển)… Theo ông Nguyễn Thanh Bình - Trưởng Phòng Công trình biển (Cục Đăng kiểm Việt Nam) cho rằng, ngoài việc tuân thủ Luật An toàn vệ sinh lao động các tổ chức kiểm định chuyên ngành còn phải tuân thủ các điều luật khác. Nếu Bộ LĐTBXH là cơ quan duy nhất cấp phép sẽ dẫn tới một tổ chức kiểm định phải xin 2 giấy chứng nhận (một của Bộ LĐTBXH và một của bộ chuyên ngành).

kiem dinh ky thuat atldl nhieu bo nganh len tieng
Việc kiểm định kỹ thuật, an toàn lao động cần phải thống nhất một mối.

Không những Cục Đăng kiểm Việt Nam phản pháo, các bộ: Công Thương, Xây dựng, GTVT cũng đã có văn bản đề nghị Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng xem xét thông qua Nghị định này. Lý do,  đại diện các bộ cho rằng, đề xuất trên là không phù hợp với Luật An toàn vệ sinh lao động (Khoản 1 Điều 33) và trái với Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và các luật chuyên ngành như Luật Điện lực, Luật Hàng hải... Các luật này giao trách nhiệm quản lý các máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ thuộc quản lý liên bộ chứ không riêng một bộ, ngành nào. 

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng nêu quan điểm: Quy định như Dự thảo là một cơ quan cấp phép cho tổ chức kiểm định,  đồng thời lại một cơ quan khác có trách nhiệm ban hành quy trình kiểm định, kiểm tra, quản lý là rất bất cập, không quy được trách nhiệm khi xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn lao động. Cùng đó, đại diện Bộ Công Thương cũng cho rằng, đề xuất trên dẫn đến việc nhiều cơ quan quản lý Nhà nước cùng thực hiện một việc, làm kéo dài thời gian cấp phép, phát sinh thủ tục hành chính, gây khó khăn cho tổ chức kiểm định. Do vậy, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, sửa đổi Điều 6 của  dự thảo Nghị định mà Bộ LĐTBXH đã trình. 

Văn phòng Chính phủ là cán cân ở giữa nên làm rất rõ ràng, quan điểm không để bên nào co kéo quyền lợi về mình, nếu không thống nhất được mới báo cáo lên Thường trực Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Việc thực hiện xây dựng nghị định để hướng dẫn luật phải mang tính cải cách về thể chế, cắt giảm thủ tục, vì tất cả người dân và doanh nghiệp đều đang mong chờ điều này. Do vậy, đa số ý kiến thống nhất bác đề xuất của Bộ LĐTBXH. Bộ này cũng đã xin rút đề xuất, xin ý kiến các thành viên Chính phủ để sửa và trình lại theo hướng: Với các cơ sở đủ điều kiện thì giao cho các bộ, ngành chuyên môn thực hiện việc cấp phép, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định.

Trước ý kiến trái chiều của các bộ về dự thảo Nghị định này, ngày 30.5.2016, Văn phòng Chính phủ đã chủ trì buổi làm việc với các bộ liên quan để tìm ra giải pháp tối ưu trước khi trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành. Tại đây, đại diện Văn phòng Chính phủ kết luận: Bộ LĐTBXH tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành liên quan theo hướng giao thẩm quyền cho các bộ quản lý ngành thực hiện việc cấp phép, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định như hiện nay. Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng - Văn phòng Chính phủ đứng ra chủ trì cuộc họp và giải quyết việc này, trên quan điểm là phải làm dứt điểm. Văn phòng Chính phủ là cán cân ở giữa nên làm rất rõ ràng, quan điểm không để bên nào co kéo quyền lợi về mình, nếu không thống nhất được mới báo cáo lên  Thường trực Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Việc thực hiện xây dựng nghị định để hướng dẫn luật phải mang tính cải cách về thể chế, cắt giảm thủ tục, vì tất cả người dân và doanh nghiệp đều đang mong chờ điều này. Do vậy, đa số ý kiến thống nhất bác bỏ đề xuất của Bộ LĐTBXH. Bộ này cũng đã xin rút đề xuất, xin ý kiến các thành viên Chính phủ để sửa và trình lại theo hướng: Với các cơ sở đủ điều kiện thì giao cho các bộ, ngành chuyên môn thực hiện việc cấp phép, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định.

Trang Khanh

 

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này