Công nghiệp ôtô Việt Nam trước sức ép cạnh tranh: Đã khó... càng khó thêm

10:30 | 23/04/2016
Sau khi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) chính thức được thông qua, với những ưu đãi lớn cho mặt hàng xe ôtô từ các nước Asean, trên thị trường Việt Nam thời gian qua đang chứng kiến sự đổ bộ của xe có xuất xứ từ Thái Lan khiến người tiêu dùng mừng, doanh nghiệp sản xuất lo.
cong nghiep oto viet nam truoc suc ep canh tranh da kho cang kho them Giảm thuế để hỗ trợ ngành công nghiệp ôtô
cong nghiep oto viet nam truoc suc ep canh tranh da kho cang kho them Ô tô đồng loạt nằm im chờ giảm thuế

Khi xe Thái... áp đảo!

Việc Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định ATIGA đã tạo ra rất nhiều thuận lợi để ngành sản xuất ôtô trong nước phát triển. Thế nhưng, hiện các nhà sản xuất trong nước chưa kịp thích ứng với hội nhập, thì một làn sóng xe ôtô với nhiều ưu đãi lớn từ các nước trong khu vực ASEAN đã và đang ồ ạt tràn vào thị trường Việt Nam, tạo nên bước tăng trưởng lớn đối với thị trường ôtô trong nước.

Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, lượng xe ôtô nhập khẩu nguyên chiếc từ  Thái Lan tính riêng quý 1/2016 đạt 7.800 chiếc, tăng 64,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, 3 tháng đầu năm 2016, số lượng nhập khẩu ôtô từ thị trường Trung Quốc là 2.260 chiếc, giảm 58% so với cùng kỳ năm 2015. Như vậy, Thái Lan trở thành nước xuất khẩu ôtô lớn nhất vào thị trường Việt Nam.

cong nghiep oto viet nam truoc suc ep canh tranh da kho cang kho them

Theo anh Quốc Khánh - Trưởng phòng bán hàng tại salon Trường Khánh ở đường Phạm Hùng, quận Thanh Xuân, cho biết: Hiện tại, các dòng xe của Thái Lan được nhập về chủ yếu là Nissan, Toyota, Mazda…tuy nhiên, dòng xe được ưa chuộng nhất hiện nay vẫn là dòng xe bán tải bởi dòng xe này có giá tương đối mềm, từ 700-900 triệu đồng/chiếc. 

“Sở dĩ xe ôtô Thái Lan nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường ôtô Việt Nam một phần là do chính sách ưu đãi thuế của nước ta với các nước trong khối ASEAN, trong đó có Thái Lan sau Hiệp định ATIGA. Cùng một dòng xe, nhưng mức giá cạnh tranh và chất lượng tốt bao giờ cũng được người dân lựa chọn và tin dùng, dòng xe ôtô Thái Lan đang làm được điều đó. Ngoài ra, từ trước đến nay, các mặt hàng sản xuất từ Thái Lan, bao giờ cũng nhận được sự tin dùng của người Việt, có một số sản phẩm đã được người Việt Nam chấp nhận: Xe máy Honda Dream, Honda Air Blade…vì thế, không khó hiểu vì sao khi ôtô sản xuất tại Thái Lan khi vào Việt Nam lại được đón nhận nhiều như vậy”- anh Khánh lý giải.

Thực tế cho thấy, tại thị trường trong nước từ trước đến nay, một số thương hiệu lớn về ôtô như Trường Hải (Thaco), Vinaxuki, VEAM…với những dòng xe bán tải chất lượng, giá hợp lý, luôn là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng, bởi họ không có sự lựa chọn nào khác. Thế nhưng, trước làn sóng nhập khẩu xe Trung Quốc, là Thái Lan, người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn hơn, nghiễm nhiên trở thành một thách thức thực sự đối với các nhà sản xuất trong nước.

Nỗi lo mới?

Nếu như thời gian vừa qua, thị trường bán lẻ ở Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, sau các thương vụ người Thái mua lại một số hệ thống bán lẻ tại Việt Nam, thì nền công nghiệp ôtô Việt Nam đang phải đối mặt trước sự đổ bộ ồ ạt của các dòng xe có nguồn gốc từ Thái Lan. 

Trước thực trạng này, ông Bùi Ngọc Huyên – Chủ tịch HĐQT Cty Cổ phần ôtô Xuân Kiên (Vinaxuki) - chia sẻ rằng: Không chỉ những ưu đãi từ TPP mà những chính sách, ưu đãi thuế từ ATIGA đã và đang đẩy ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đứng trước nhiều thách thức mới. Vì thế, ngành công nghiệp ôtô trong nước muốn tồn tại và phát triển được cần phải thay đổi, nếu các doanh nghiệp không thay đổi sẽ đi vào ngõ cụt.

Thực tế cho thấy, tại thị trường trong nước từ trước đến nay, một số thương hiệu lớn về ôtô như Trường Hải (Thaco), Vinaxuki, VEAM…với những dòng xe bán tải chất lượng, giá hợp lý, luôn là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng, bởi họ không có sự lựa chọn nào khác. Thế nhưng, trước làn sóng nhập khẩu xe Trung Quốc, Thái Lan, người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn hơn, nghiễm nhiên trở thành một thách thức thực sự đối với các nhà sản xuất trong nước. 

Câu hỏi đặt ra là vì sao ngành công nghiệp Thái Lan thành công và chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, trong khi ngành công nghiệp ôtô trong nước dần mất hút?. Trả lời câu hỏi này, chuyên gia kinh tế Đặng Đình Tiền nói, Thái Lan làm được điều đó bởi lẽ, hiện tại họ đã trở thành nơi sản xuất, lắp ráp ôtô lớn nhất trong khu vực. Có được thành công ấy là nhờ những chính sách kịp thời, hợp lý từ chính phủ Thái Lan nhằm thu hút các doanh nghiệp, các hãng xe lớn hàng đầu thế giới như: Toyota, Honda, Nissan, Ford…

“Sau khi Hiệp định ATIGA được ký kết, không riêng gì ngành công nghiệp ôtô mà đối với mọi ngành sản xuất khác đều gặp những khó khăn và thuận lợi nhất định. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng, chúng ta cho họ quyền lợi này, thì họ cũng sẽ cho chúng ta quyền lợi khác. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu cũng sẽ được điều chỉnh tương ứng để bảo đảm quyền lợi của hai bên. Đối với các nhà sản xuất ôtô của Thái Lan, hiện tại họ đã hấp thu rất nhanh các kinh nghiệp sản xuất, công nghệ tiên tiến trong sản xuất linh kiện, lắp ráp xe ôtô, trong khi đó, Việt Nam mới dừng lại ở mức lắp ráp và nhập khẩu nguyên chiếc. Vì thế, nếu muốn tồn tại ngành công nghiệp ôtô trong nước buộc phải thay đổi và thích nghi” – ông Tiền cho hay.

Đỗ Đạt

 

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này