Đảm bảo an toàn cháy, nổ trong xây dựng:

Dừng thi công nếu không an toàn

11:56 | 16/04/2016
Theo Thiếu tướng Hoàng Quốc Định - Giám đốc Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy Thành phố, đối với các chung cư chưa được nghiệm thu phòng cháy chữa cháy (PCCC) mà đã cho người dân vào ở, nếu để xảy ra sự cố thì trước hết chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm, sau đó đến Ban Quản lý tòa nhà và có một phần trách nhiệm của người dân.
tin nhap 20160415095807 Tạm dừng thi công cầu vượt Cầu Giấy sau vụ tai nạn thương tâm
tin nhap 20160415095807 Dừng thi công 8 nhà ga Metro Hà Nội sau tai nạn rơi thép

Chưa nhận thức rõ “nguy cơ”

Báo cáo từ Trung tâm Cảnh sát PCCC Thành phố cho thấy, quý I.2016, đơn vị đã tiếp nhận và xử lý trên 1.000 tin báo cháy, yêu cầu cứu nạn, cứu hộ. Trong đó xảy ra 61 vụ cháy (tăng 23 vụ so với cùng kỳ), 1 vụ nổ khí gas, 275 sự cố (cháy nhỏ không thiệt hại đáng kể) khiến 2 người chết, 14 người bị thương, thiệt hại tài sản ước tính trên 7 tỉ đồng và 3 héc ta rừng. Báo cáo này cũng nêu rõ nguyên nhân gia tăng số vụ cháy là do trong các tháng đầu năm, nhu cầu sử dụng điện để sản xuất, đốt vàng mã, thắp hương tăng cao thời tiết khô hanh kéo dài nên nguy cơ gây cháy gia tăng. Đặc biệt, có đến hơn 1 nửa nguyên nhân gây cháy là do chập điện. Trong đó, địa điểm xảy ra cháy chủ yếu là ở nhà dân, cơ sở sản xuất, quán ăn - bên cạnh một số trường hợp phương tiện cháy trong khi đang di chuyển.

tin nhap 20160415095807
Diễn tập phương án chữa cháy và tìm kiếm cứu nạn cứu hộ.

Tính đến cuối năm 2015, trên địa bàn Hà Nội có khoảng 891 công trình cao tầng, trong đó 799 đi vào hoạt động còn lại đang thi công. Tuy nhiên, công tác quản lý và sử dụng chung cư cao tầng bảo đảm an toàn PCCC vẫn là một thách thức, gặp nhiều khó khăn. Các công trình có mật độ tập trung đông người, khi xảy ra cháy, nổ diễn biến rất phức tạp; việc thoát nạn, cứu nạn, cứu hộ (CNCH) và chữa cháy gặp nhiều khó khăn dẫn đến nguy cơ thiệt hại về người, tài sản.

Bên cạnh đó, ngay bản thân ý thức người dân sống trong tòa nhà chung cư cao tầng cũng còn nhiều hạn chế. Đơn cử như cầu thang thoát hiểm là nơi di chuyển khi có sự cố, khu vực này được trang bị cửa chịu nhiệt, có đèn chiếu sáng sự cố, có hệ thống tăng áp… nhưng nhiều người biến cầu thang bộ thành nơi hút thuốc, để đồ đạc hoặc chặn cầu thang thoát nạn nên hệ thống này không còn đảm bảo khi có sự cố xảy ra. Nhiều người dân không nắm bắt được hệ thống được trang bị PCCC nên khi có sự cố không biết sử dụng để thoát nạn, khi cơ quan PCCC tập huấn thì không tham gia nên không nắm được. Nhiều người biến hành lang tòa nhà thành nơi nhậu nhẹt, nướng mực, đốt vàng mã trong phòng… Điều này đặt ra nhiều lo ngại và thách thức đối với công tác phòng cháy tại các khu dân cư, đặc biệt là các toà nhà cao tầng, nhà ống.

Xử lý nghiêm các vi phạm

Tính đến cuối năm 2015, trên địa bàn Hà Nội có khoảng 891 công trình cao tầng, trong đó 799 đi vào hoạt động còn lại đang thi công. Tuy nhiên, công tác quản lý và sử dụng chung cư cao tầng bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy vẫn là một thách thức, gặp nhiều khó khăn. Các công trình có mật độ tập trung đông người, khi xảy ra cháy, nổ diễn biến rất phức tạp; việc thoát nạn, cứu nạn, cứu hộ và chữa cháy gặp nhiều khó khăn, dẫn đến nguy cơ thiệt hại về người, tài sản.

Cũng theo Thiếu tướng Hoàng Quốc Định, trong trường hợp xảy ra cháy ở chung cư thì trước hết chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm, sau đó đến Ban Quản lý tòa nhà và có một phần trách nhiệm của người dân. Nhìn chung, phần lớn các công trình này đều tuân thủ tốt các quy định của pháp luật về PCCC trong đầu tư xây dựng và đã được các cơ quan PCCC thẩm duyệt trước khi thi công và nghiệm thu sau khi đưa vào hoạt động. Tuy nhiên, sau một thời gian đi vào hoạt động, do không quan tâm tới việc bảo dưỡng, vận hành định kỳ các hạng mục đã xuống cấp hoặc hư hỏng. “Có những chung cư đèn chiếu sáng sự cố sau 1 thời gian để lâu không bảo dưỡng, đến khi xảy ra sự cố tắt điện thì đèn này đáng lý phải sáng nhưng tối om” – Thiếu Tướng Hoàng Quốc Định nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, trên địa bàn thành phố Hà Nội còn gần 40 công trình chưa hoàn chỉnh, chưa được kiểm định về PCCC người dân đã đến ở. Một số công trình mặc dù đã được thẩm định hồ sơ thiết kế nhưng chủ đầu tư lại thay đổi quy mô tính chất sử dụng… gây ảnh hưởng đến phương án đảm bảo phòng cháy chữa cháy. Do đó, thời gian tới, để siết chặt quản lý gia tăng hiệu quả phòng chống cháy nổ tại các chung cư cao tầng, Lực lượng Cảnh sát PCCC thành phố Hà Nội sẽ có văn bản kiến nghị và yêu cầu chủ đầu tư dừng ngay các hoạt động xây dựng để thực hiện hoạt động về PCCC.

Đối với các công trình nhà cao tầng đã được thẩm duyệt thiết kế nhưng chưa nghiệm thu về PCCC mà đã đưa vào hoạt động, chủ đầu tư phải hoàn thiện các yêu cầu về PCCC theo hồ sơ thiết kế được thẩm duyệt. Nếu không khắc phục, không loại trừ sẽ áp dụng các biện pháp mạnh như tạm đình chỉ, đình chỉ công trình sai phạm. Riêng trường hợp xảy ra sự cố, trước hết chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm, sau đến BQL tòa nhà và cả người dân. “Người dân biết không đảm bảo an toàn cháy nổ nhưng vẫn chấp nhận, cố tình đến ở, ý thức chưa cao, do đó ở đây cũng có trách nhiệm của người dân”- Thiếu tướng Hoàng Quốc Định nhấn mạnh.

Tuấn Trần

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này